tailieunhanh - Thực trạng động cơ làm việc của giáo viên trường trung học phổ thông ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Bài viết tìm hiểu nguồn gốc của các động cơ làm việc và cung cấp cho giáo viên những điều kiện làm việc cần thiết, để họ tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả giáo dục tốt hơn cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học, với nơi công tác là hữu ích cho các cán bộ quản lý nhà trường. | THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ Nguyễn Tân1 Tóm tắt Động cơ làm việc của giáo viên có vai trò quan trọng thúc đẩy giáo viên tích cực và đạt kết quả giáo dục cao hơn. Tuy nhiên động cơ làm việc của các giáo viên khá đa dạng và xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân. Vì vậy tìm hiểu nguồn gốc của các động cơ làm việc và cung cấp cho giáo viên những điều kiện làm việc cần thiết để họ tiếp tục phấn đấu đạt được kết quả giáo dục tốt hơn cũng như cảm thấy hài lòng và gắn bó với nghề dạy học với nơi công tác là hữu ích cho các cán bộ quản lý nhà trường. Từ khoá Động cơ Động cơ làm việc của giáo viên Giáo viên trường trung học phổ thông. 1. Mở đầu Nghiên cứu về động cơ làm việc và tạo động cơ làm việc cho giáo viên luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi vai trò quan trọng của động cơ làm việc của giáo viên đối với tạo động cơ học tập cho người học giúp giáo viên tìm thấy hạnh phúc nghề nghiệp từ đó nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Richardson và Watt 2010 . Một trong những lý thuyết ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng đến tạo động cơ cá nhân là học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow 1943 . A. Maslow cho rằng tất cả mọi người đều có các nhu cầu cơ bản nên các nhà lãnh đạo quản lý có thể tạo động cơ cho nhân viên thoả mãn nhu cầu cá nhân bằng cách tạo điều kiện để nhân viên tham gia và liên tục thực hiện những hành vi cần thiết hướng tới hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. A. Maslow phân chia nhu cầu của con người theo các thang đo từ thấp đến cao gồm nhu cầu cơ bản sinh học nhu cầu an toàn nhu cầu được thừa nhận nhu cầu tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân. Ông nhấn mạnh nhu cầu cho dù được thỏa mãn hay không cũng chi phối hành vi của con người trở thành cái thúc đẩy hoặc làm thay đổi hành vi thái độ của con người. 1 Trên cơ sở kế thừa quan điểm của A. Maslow Clayton P. Alderfer 1969 đã cụ thể hóa và đề xuất Thuyết tạo động cơ ERG Nhu cầu tồn tại - quan hệ - phát triển . Nhu cầu tồn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN