tailieunhanh - Triết lí giáo dục và vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam

Bài viết đưa ra mục tiêu phát triển con người, thực học có nghĩa là chuyển đổi từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng phát triển năng lực; dân chủ thể hiện ở sự khai phóng, tức là cởi mở về tư tưởng, học thuật, tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát triển phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình. Mời các bạn tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM . Nguyễn Minh Thuyết . Hoàng Thị Hoà Bình Tóm tắt Triết lí giáo dục là nền tảng để phát triển giáo dục bền vững. Những quan niệm mới về quyền con người trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để xây dựng một nền giáo dục hài hoà giữa mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội với mục tiêu phát triển con người. Hai đặc điểm cơ bản của nền giáo dục này là thực học và dân chủ. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội thực học có nghĩa là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong những ngành kinh tế - kĩ thuật có tính ứng dụng cao dân chủ là đảm bảo quyền và trách nhiệm của xã hội tham gia phát triển và quản lí giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu phát triển con người thực học có nghĩa là chuyển đổi từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng phát triển năng lực dân chủ thể hiện ở sự khai phóng tức là cởi mở về tư tưởng học thuật tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát triển phù hợp với khả năng nguyện vọng của mình. Từ khoá triết lí giáo dục đổi mới thực học dân chủ 1. Triết lí giáo dục và triết lí giáo dục Việt Nam giữa hai dòng chảy . Triết lí giáo dục Triết lí giáo dục là tư tưởng định hướng cho việc phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học cộng đồng và xã hội trong bối cảnh lịch sử nhất định. Triết lí giáo dục tác động mạnh đến việc xác định mục tiêu hệ thống nội dung phương pháp giáo dục và cách thức đánh giá kết quả giáo dục. Triết lí giáo dục thường do các nhà tư tưởng lãnh tụ quần chúng lãnh đạo quốc gia các nhà giáo dục hoặc tổ chức chính trị xã hội văn hoá khoa học giáo dục . đề xướng. Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực Nguyên nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 152 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.