tailieunhanh - Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19: Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới

Bài viết tập trung phân tích và đánh giá một số nội cung chủ yếu của tái cơ cấu TCTD đến hết năm 2020 trong điều kiện dịch COVID-19 tác động đa dạng đến kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam, dự báo xu hướng trong thời gian tới và đưa ra một số khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. | KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19 hướng tới phục hồi và phát triển 33. TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC TÍN DỤNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO THỜI GIAN TỚI TS. Hoàng Nguyên Khai Tóm tắt Trong điều kiện diễn biến bất thường của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đến nay nói chung và diễn biến kinh tế vĩ mô những năm gần đây nói riêng thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển mới. Các doanh nghiệp thực hiện nhiều kênh huy động vốn khác nhau cho đầu tư phát triển như phát hành cổ phiếu phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống tổ chức tín dụng TCTD tại Việt Nam vẫn tiếp tục đóng vai trò là kênh chủ lực huy động vốn cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển và cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại tiện ích cho nền kinh tế. Vì vậy tái cơ cấu các TCTD có vai trò vô cùng quan trọng nhằm cung ứng vốn tín dụng ngân hàng có hiệu quả cho phát triển bền vững nền kinh tế. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá một số nội cung chủ yếu của tái cơ cấu TCTD đến hết năm 2020 trong điều kiện dịch COVID-19 tác động đa dạng đến kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam dự báo xu hướng trong thời gian tới và đưa ra một số khuyến nghị theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. Từ khóa Tái cơ cấu tổ chức tín dụng phát triển bền vững ứng phó với đại dịch COVID-19 1. GIỚI THIỆU Tái cơ cấu TCTD là một trong ba nội dung cơ bản tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu đầu tư công tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu TCTD. Tái cơ cấu TCTD nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế được triển khai trong gần 10 năm qua. Tái cơ cấu nâng cao khả năng cung ứng vốn tín dụng của các TCTD góp phần tăng trưởng bền vững nền kinh tế ứng phó hiệu quả với diễn biến bất thường của đại dịch COVID-19 có vị trí rất quan trọng cần được phân tích và đánh giá khoa học đưa ra khuyến nghị cho thời gian tới là một vấn đề có tính cấp thiết. .