tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý Chất rắn: Chế tạo và nghiên cứu tính chất từ của vật liệu tổ hợp nano không chứa đất hiếm Mn-(Bi, Ga)/Fe-Co

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm tìm được hợp phần và các qui trình chế tạo Vật liệu từ cứng không chứa đất hiếm, nền Mn-(Bi, Ga), VLTM FeCo, VLTC tổ hợp Mn-(Bi, Ga)/Fe-Co và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất từ của vật liệu. Làm sáng tỏ cơ chế từ cứng của VLTC nền Mn-(Bi, Ga) và VLTC tổ hợp Mn-(Bi, Ga)/Fe-Co. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN MẪU LÂM CHẾ TẠO VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT TỪ CỦA VẬT LIỆU TỔ HỢP NANO KHÔNG CHỨA ĐẤT HIẾM Mn- Bi Ga Fe-Co Chuyên ngành Vật lý chất rắn Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ CHẤT RẮN Hà Nội 2020 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Trần Minh Thi 2. GS. TS. Nguyễn Huy Dân Phản biện 1 GS. TS. Vũ Đình Lãm Viện Khoa học vật liệu Phản biện 2 PGS. TS. Phạm Văn Vĩnh Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Phản biện 3 PGS. TS. Lê Tuấn Tú Trường Đaih học KHTN-ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi .giờ ngày tháng 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện - Thư viện Quốc Gia Hà Nội. - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU Ngày nay vật liệu từ cứng VLTC hay nam châm vĩnh cửu NCVC được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như động cơ máy phát điện máy tính máy tuyển quặng máy bốc dỡ hàng hóa máy lạnh thiết bị khoa học kĩ thuật quân sự thiết bị y tế năng lượng xanh công nghệ thông tin Theo các số liệu thống kê thì nhu cầu sử dụng VLTC ngày càng tăng cao vì vậy tiềm năng ứng dụng của VLTC là rất lớn. Tuy nhiên VLTC có tích năng lượng BH max lớn đang được ứng dụng trong thực tế đều dựa trên các nguyên tố đất hiếm như Nd Pr Sm Dy. Nguồn đất hiếm trên thế giới chỉ tập trung tại một số quốc gia nhất định. Vì vậy các quốc gia sử hữu nguồn đất hiếm coi đó như một lợi thế về cạnh tranh về kinh tế và chính trị trên thế giới. Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao nên nguồn cung đất hiếm ngày càng bị cạn kiệt. Bên cạnh đó công nghệ khai thác và tinh chế đã gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường. Vì thế các nước sở hữu đất hiếm đang hạn chế khai thác và xuất khẩu nên các nguyên tố đất hiếm này. Chính vì vậy giá thành của chúng ngày càng tăng cao. Dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến ngành sản xuất sử dụng đất hiếm nói chung và ngành công nghiệp chế tạo NCVC nói .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN