tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển hợp tác xã trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển HTX; đánh giá thực trạng phát triển HTX trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTX ở quận Ngũ Hành Sơn đến năm 2020. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ TIẾN THIỆN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành Kinh tế phát triển Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1 TS. Lê Bảo Phản biện 2 TS. Lâm Minh Châu Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 12 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm Thông tin-Học liệu Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung phát triển năm 2011 khẳng định Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Những năm qua khu vực kinh tế HTX ở thành phố Đà Nẵng không ngừng được củng cố và phát triển ngày càng khẳng định được vai trò to lớn ở tất cả các ngành và khu vực. Qua thực tiễn hoạt động nhiều HTX đã minh chứng được bản chất tốt đẹp của một tổ chức kinh tế có tính xã hội và nhân văn. Tuy nhiên qua tìm hiểu kết quả phát triển HTX trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đặc biệt là ở quận Ngũ Hành Sơn còn những vấn đề đáng quan tâm tập trung giải quyết như đa số HTX hoạt động mang tính đơn lẻ thiếu sự liên kết theo hệ thống phạm vi hoạt động nhỏ hẹp thiếu vốn để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ sở vật chất của các HTX còn thiếu trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ HTX còn nhiều hạn chế ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ của hệ thống HTX còn ít chủ yếu là dịch vụ nông nghiệp. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở quận Ngũ Hành Sơn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN