tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát bối cảnh hình thành các quan niệm về đạo đức trong triết học của I. Kant. Trình bày các dung cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant. Đánh giá các giá trị của vấn đề đạo đức trong triết học I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với các nhà triết học sau này. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐINH NGỌC HOÀNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học BÁ HÒA Phản biện 1 Đoàn Thế Hùng Phản biện 2 TS. Trần Hồng Lƣu Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại Học Kinh Tế Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm thông tin học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triết học I. Kant có một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chặt chẽ trong hệ thống triết học của I. Kant cùng với việc nghiên cứu con người như một chủ thể nhận thức và một chủ thể hành động đã đưa nền triết học cổ điển Đức nói riêng và triết học phương Tây nói chung lên một tầm cao mới. Theo đánh giá của Hegel thì triết học của I. Kant là nền tảng và là điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Là người kế thừa có phê phán và phát triển phép biện chứng của triết học phương Tây hết sức tiêu biểu cho thời đại của mình I. Kant đã xây dựng một hệ thống triết học đồ sộ chủ yếu thể hiện trong ba tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy Phê phán lý tính thực tiễn và Phê phán năng lực phán đoán. Những quan điểm triết học của I. Kant được ông thể hiện trên ba khía cạnh cơ bản của con người đó là Con người trong mối quan hệ với tự nhiên Con người trong mối quan hệ với con người xã hội Con người trong mối quan hệ với chính bản thân mình. Trong hệ thống triết học đồ sộ của I. Kant ông luôn suy tư nhằm trả lời cho câu hỏi Tôi có thể nhận thức cái gì Tôi phải làm gì Tôi có thể hy vọng vào cái gì I. Kant cũng đã từng khẳng định mạnh mẽ rằng mục đích quan trọng của triết học là về vận mệnh con người và nền triết học về vận mệnh con người chính là vấn đề đạo đức. Triết học I. Kant nói chung

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.