tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm rõ thực trạng sự tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ LIÊN TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành CNDVBC amp CNDVLS Mã số 62 22 03 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội 2020 1 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn Phản biện Phản biện . Phản biện . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào hồi giờ ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Có thể nói rằng thế giới đang chứng kiến và chịu sự tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược sự phát triển thần kỳ như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ và những ứng dụng của nó làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp đã và đang mang lại một diện mạo hết sức mới mẻ cho các quốc gia đúng như nhận định của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Những thay đổi này sâu sắc đến mức từ góc độ lịch sử nhân loại chưa bao giờ có một thời điểm vừa tràn đầy hứa hẹn vừa tiềm tàng hiểm họa như lúc này . Do đó việc đánh giá đúng tầm vóc và nhận thức được tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này đối với mỗi chính phủ mỗi tổ chức và mỗi người dân là điều rất quan trọng. Trong phạm vi quốc gia khi chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thì việc đón nhận những thời cơ để tận dụng nó và vượt qua thách thức luôn là bài toán khó. Việc này phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố trong đó không thể bỏ qua lực lượng sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thước đo chủ yếu sự phát triển của mỗi quốc gia. Với 2 thành tố là người lao động và tư liệu sản xuất lực lượng sản xuất nói chung và lực lượng sản xuất ở Việt Nam nói riêng luôn là chủ thể đón nhận .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN