tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Đánh giá tính sinh miễn dịch và tính an toàn của vắc xin IVACFLUA/H5N1 trên người Việt Nam trưởng thành khỏe mạnh

Mục đích của luận án là nghiên cứu có ý nghĩa thời sự, thực tiễn và cấp thiết về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin cúm gia cầm IVACFLUA/H5N1 do Việt Nam sản xuất để chủ động có nguồn vắc xin phòng bệnh cho người. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HẢI PHÕNG C HẢI PHÕNG VŨ THỊ CHÂU VŨ THỊ CHÂU ĐÁNH GIÁ TÍNH SINH MIỄN DỊCH VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA VẮC XIN IVACFLU-A H5N1 TRÊN NGƢỜI VIỆT NAM TRƢỞNG THÀNH KHỎE MẠNH Chuyên ngành Y tế công cộng Mã số 9720701 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hải Phòng 2021 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HẢI PHÕNG Người hướng dẫn khoa học 1. Vũ Đình Thiểm 2. Đặng Văn Chức Phản biện 1 . Trần Quốc Kham Phản biện 2 . Nguyễn Đặng Dũng Phản biện 3 . Chu Văn Thăng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường vào hồi 09giờ 00 ngày tháng năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm có khả năng đe dọa lớn đối với con người không những vì tác động bất lợi về mặt sức khỏe do những vụ dịch cúm hàng năm mà còn cả hậu quả to lớn mang tính toàn cầu của những vụ đại dịch cúm gây ra. Trong đại dịch cúm A H1N1 2009 và sự lan rộng của vi rút cúm A H5N1 trong các quần thể gia cầm lây sang người cho thấy tính khó dự đoán được của vi rút cúm. Mặc dù đại dịch cúm A H1N1 2009 đã lắng xuống và vi rút gây đại địch được coi như là một loại vi rút cúm mùa nhưng mối đe dọa của một cúm đại dịch gây ra bởi vi rút cúm gia cầm A H5N1 được coi là vẫn còn tiềm tàng nó có thể bùng phát bất ngờ vào một thời điểm nào đó. Từ năm 1997 vi rút cúm gia cầm A H5N1 có khả năng gây bệnh cao đã gây ra các vụ dịch bùng phát trên diện rộng ở gia cầm với tỷ lệ chết rất cao đồng thời gây bệnh rải rác nghiêm trọng và tử vong cho người. Các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của cúm A H5N1. Từ năm 2003 đến tháng 10 2020 theo báo cáo của WHO đã có 861 trường hợp được khẳng định nhiễm cúm A H5N1 trong đó 455 ca tử vong. Các quốc gia Đông Nam Á chiếm tới 42 các trường hợp nhiễm vi rút cúm A H5N1 được báo cáo từ năm 2003 và nhiễm cúm A H5N1 ở động vật ngày nay vẫn được coi là dịch cục bộ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN