tailieunhanh - Tiểu luận Chính trị học đại cương: Lý luận về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, liên hệ với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở mục đích làm rõ những quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng chính trị - kinh tế, đề tài nghiên cứu làm rõ những bài học kinh nghiệm thực tiễn, những điểm tương đồng và bất cập của quan hệ chính trị - kinh tế trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục đích cuối cùng là xác định hệ thống các quan điểm chỉ đạo và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thể chế chính trị và kinh tế Việt Nam trong sự thống nhất giữa định hướng xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường. | HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI Lý luận về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế Liên hệ với nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay Giảng viên hướng dẫn Trần Thị Thu Huyền Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài Thương Lớp Khoa CT47C1 Mã sinh viên CT47C1-0034 Hà Nội ngày 15 tháng 5 năm 2021 1 MỤC LỤC Bìa giới thiệu 1 MỞ ĐẦU .3 1. Tính cấp thiết của đề tài .3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4 4. Phương pháp nghiên cứu .4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5 NỘI DUNG Phần 1 Lý luận .6 . Khái niệm kinh tế chính trị 6 . Mối quan hệ chính trị - kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin 7 Phần 2 Liên hệ thực tiễn vấn đề đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .12 KẾT LUẬN . 20 MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .22 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính trị và kinh tế là hai loại hình hoạt động cơ bản nhất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội được tổ chức dưới hình thức nhà nước. Mỗi một chế độ chính trị nhất định sẽ có một nền kinh tế tồn tại và phát triển trong nó và là cơ sở vật chất cho chế độ chính trị đó. Còn chính trị thì bao giờ cũng được thiết lập trên nền tảng của một chế độ kinh tế nhất định bảo vệ và phát triển chế độ kinh tế ấy. Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế quy định mọi mối quan hệ và mọi mặt của hoạt động đời sống xã hội các hoạt động khác có diễn ra thuận lợi hay không đòi hỏi phải dựa trên mối quan hệ đó có diễn ra bình thường hay không. Mối quan hệ chính trị - kinh tế là mối quan hệ biện chứng và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau 35 năm thực hiện đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế nền chính trị và kinh tế của Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài và có những bước tiến vượt bậc tạo nên vị thế của riêng mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại thiếu sót trong công tác tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội

TÀI LIỆU LIÊN QUAN