tailieunhanh - Huyết học - truyền máu part 2

có mặt ở khắp mọi nơi. ạch cầu vào các cơ quan rồi từ các cơ quan quay trở lại máu. Thời gian bạch cầu có mặt trong máu chẳng qua là thời gian vận chuyển bạch cầu từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng. Vì vậy thời gian sống của bạch cầu trong máu là rất ngắn. Nếu ngừng sản xuất bạch cầu đột ngột (bằng cách chiếu tia g) trong 3 đến 6 ngày đầu máu ngoại vi không còn bạch cầu đa nhân trung tính. Thời gian bạch cầu sống trong máu khỏang 4-5 ngày | có mặt ở khắp mọi nơi. Bạch cầu vào các cơ quan rồi từ các cơ quan quay trở lại máu. Thời gian bạch cầu có mặt trong máu chẳng qua là thời gian vận chuyển bạch cầu từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng. Vì vậy thời gian sống của bạch cầu trong máu là rất ngắn. Nếu ngừng sản xuất bạch cầu đột ngột bằng cách chiếu tia g trong 3 đến 6 ngày đầu máu ngoại vi không còn bạch cầu đa nhân trung tính. Thời gian bạch cầu sống trong máu khỏang 4-5 ngày. Thời gian bạch cầu sống cả trong và ngoài mạch khoảng 8-12 ngày. Thời gian bạch cầu tồn tại trong tuỷ xương khoảng 4-8 giờ. Khó có thể xác định chính xác thời gian sống của bạch cầu monocyt vì nó luôn luôn qua lại giữa các mô. Thời gian lưu thông của monocyt trong máu khoảng 10-20 giờ. Thời gian sống của monocyt trong các ổ viêm dài hơn bạch cầu đa nhân trung tính. Lympho bào vào hệ tuần hoàn liên tục qua ống ngực. Số lượng lympho bào trong ống ngực vào hệ tuần hoàn chung trong 24 giờ thường là gấp nhiều lần số lượng lympho bào máu ở một thời điểm. Điều đó chứng tỏ thời gian lympho bào sống trong máu là rất ngắn 24h . Bạch cầu lympho từ cơ quan bạch huyết vào máu từ máu tới mô từ mô lại vào cơ quan bạch huyết rồi lại vào máu. chu kỳ cứ thế diễn ra liên tục. Bạch cầu bị tiêu diệt ở khắp mọi nơi trong cơ thể khi bị già cỗi nhưng chủ yếu là trong lòng ống tiêu hoá phổi và lách. Bạch cầu đặc biệt là các đại thực bào bạch cầu hạt trung tính bị tiêu diệt ở các ổ viêm các vùng và các diện của cơ thể dễ bị vi khuẩn đột nhập như da phổi niêm mạc. 4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU. Bạch cầu có những đặc tính chung sau đây . Xuyên mạch. Bạch cầu M và N có khả năng thay đổi hình dạng xuyên qua vách giữa các tế bào để tới những nơi cần thiết. . Chuyển động theo kiểu a mip. Bạch cầu M và N có khả năng chuyển động bằng chân giả theo kiếu amip với tốc độ 40mm min. . Hoá ứng động và nhiệt ứng động Có một số chất do mô viêm sản xuất do vi khuẩn tạo ra hoặc những chất hoá học đưa từ ngoài vào cơ thể thu hút bạch cầu tới hoá ứng động dương tính hoặc xua