tailieunhanh - Những ảnh hưởng của giải pháp bờ kè đối với vấn đề ngập trong đô thị: Bài học kinh nghiệm cho TP.HCM từ thất bại của các hệ thống bảo vệ tại một số đô thị trên thế giới

Bài viết này dựa trên phương pháp sử dụng các trường hợp nghiên cứu đã được tổng hợp và công bố về vấn đề ngập tại Tp. HCM có liên hệ đến thảm họa ngập lụt đã xảy ra tại một số đô thị gần biển (New Orleans, Manila và Bangkok), đồng thời tham khảo một số quan điểm của chuyên gia thông qua trường hợp nghiên cứu tại Birmingham (Vương Quốc Anh) nhằm nêu ra một số bài học kinh nghiệm có thể hữu ích cho chính quyền thành phố trong việc cân nhắc chọn lựa những giải pháp, và mức độ đầu tư phù hợp trong tương lai. | Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn sông và kênh nội thành vào năm 2025 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP BỜ KÈ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NGẬP TRONG ĐÔ THỊ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỪ THẤT BẠI CỦA CÁC HỆ THỐNG BẢO VỆ TẠI MỘT SỐ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI Phan Nhựt Duy David Proverbs 1 Tiến sĩ Nghiên cứu Vùng và Đô thị Giảng viên Khoa Quy hoạch trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh 2 Giáo sư về Quản lý Xây dựng Phó trưởng khoa Khoa Môi trường Xây dựng và Kỹ thuật Máy tính Trường Đại học Birmingham City University Tác giả chính duyadm@ Tóm lược Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM đã và đang đối mặt với thực trạng sạt lở tại một số khu vực đặt ra một số yêu cầu về việc triển khai xây dựng các tuyến đê bao kết hợp các mục tiêu cải tạo các sông ngòi kênh rạch chính trong đô thị. Bên cạnh đó ngập lụt lại nổi lên như một vấn đề lớn hơn ảnh hưởng đến toàn đô thị trong những năm gần đây khi các tác động của quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp. Mặc dù đã có nhiều đề xuất với quan điểm tiếp cận tích hợp trong vấn đề ứng phó với các thực trạng trên giải pháp chính đã được đầu tư xây dựng trong thời gian vừa qua vẫn chủ yếu dựa trên quan điểm chống chọi với các mục tiêu riêng lẻ theo từng dự án cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như đê bao bờ kè cống ngăn triều. Những giải pháp này đã phần nào giúp khắc phục những khó khăn trong giai đoạn ngắn nhưng được đánh giá thiếu tính bền vững trước những biến động khó lường của biến đổi khí hậu và có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn khu vực. Sự phụ thuộc vào các hệ thống này có thể làm tăng tính chủ quan của cả chính quyền và người dân và góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh hơn dẫn đến thiếu cẩn trọng đối với những bất lợi của môi trường tự nhiên và bất chấp những rủi ro thiên tai trong quá trình phát triển và mở rộng đô thị. Do đó bài viết này dựa trên phương pháp sử dụng các trường hợp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN