tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học với mục tiêu nhằm giúp các em học sinh giúp học sinh nắm vững bài mà không nhàm chán, tạo không khí vui tươi thoải mái trong giờ học, gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hoá nước ngoài. | MỤC LỤC MỤC LỤC . 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ . 2 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 4 1. Cơ sở lí luận . 4 2. Thực trạng và nguyên nhân . 5 3. Các biện pháp tiến hành . 6 4. Kết quả thực hiện . 10 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 13 1. Kết luận . 13 2. Khuyến nghị . 15 1 17 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh . Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài . Tuy Tiếng Anh ở bậc tiểu học hiện nay vẫn chỉ là môn học tự chọn. Song nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp II. Vì thế nó giữ một vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em. Nó trang bị cho các em vốn từ vựng ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu cơ bản đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi được các em yêu thích và quen thuộc là những chủ điểm giới thiệu bản thân chủ điểm trường lớp bạn bè chủ điểm gia đình và chủ điểm khác thế giới xung quanh các em . Chính vì vậy việc gây hứng thú và củng cố kiến thức thường xuyên cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng bởi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học một ngôn ngữ. Không có động cơ trẻ sẽ không học và việc củng cố kiến thức còn làm khắc sâu hơn những ngữ liệu đã học trong các tiết học một cách có hệ thống làm nền tảng vững chắc giúp các em học tốt hơn tự tin hơn trong quá trình học tập sau này. Có một thực tế là phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn ngoại ngữ chuẩn bị bài một cách sơ sài đối phó đặc biệt là khi các em học yếu môn này. Từ đó một số em có tâm lý chán học bộ môn Tiếng Anh. Trong các giờ học đa số các em thường thụ động thiếu sự linh hoạt ngại việc đọc nói Tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học. Học sinh tiểu học là những trẻ em với mức độ nhận thức còn thấp chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Đồng thời .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN