tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân tại lớp mẫu giáo 4-5 Tuổi A Trường Mầm non 8/3 Nha Trang

Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ tại lớp để đưa một số biện pháp giúp phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi A thông qua các hoạt động hàng ngày tại trường Mầm non 8/3 – TP Nha Trang. | MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 02 1. Sự cần thiết của đề tài. 02 2. Mục đích nghiên cứu. 03 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 03 1. Thực vấn đề cần giải quyết 04 2. Nội dung nghiên cứu 06 3. Đánh giá đề tài 16 4. Tổ chức thu thập minh chứng 19 III. KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 PHỤ LỤC 22 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Sự cần thiết của đề tài Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành 3 nhóm cơ bản và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu kỹ năng tự bảo vệ bản thân là Khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân có thể an toàn . Chính vì vậy quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ cũng như cô giáo không thể bỏ quên. Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình luôn là quan điểm được các chuyên gia tâm lý giáo dục nhấn mạnh. Ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu đều tiềm ẩn những tình huống có thể xảy ra vì thế thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi giáo viên có thể giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm vượt qua nguy hiểm biết cấp cứu khi gặp nạn biết cách đối phó với người lạ. Nếu trẻ có những cách xử lý tình huống chưa phù hợp hoặc lo lắng hoảng sợ giáo viên có thể kịp thời phát hiện giải thích và sửa sai ngay cho trẻ để trẻ biết đó là những hành vi không đúng trẻ không nên bắt chước theo. Cha mẹ thường sợ hãi lo lắng tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ lý do vì sao và hậu quả có thể xảy ra là gì. Điều này khiến trẻ với tâm lý muốn khám phá lại càng tò mò hơn nhưng trẻ lại không biết phân biệt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN