tailieunhanh - Phân vùng thích hợp sinh thái cho cây dứa phục vụ công tác quy hoạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang

Bài viết phân vùng thích hợp sinh thái cho cây dứa sẽ giúp tạo cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, phát triển bền vững và góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 PHÂN VÙNG THÍCH HỢP SINH THÁI CHO CÂY DỨA PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI HUYỆN TÂN PHƢỚC TỈNH TIỀN GIANG Nguyễn Thị Mai Đoàn Thị Phƣơng Thùy Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Đất đai là tài nguyên quý giá của Quốc gia việc ưu tiên sử dụng quỹ đất cho phát triển nông nghiệp giúp đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và đáp ứng nhu cầu nông sản xuất khẩu Trần Khải 2000 . Tuy nhiên hiện nay các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khác đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đánh giá đất đai là một cơ sở quan trọng trong việc sử dụng đất cho cây trồng kết quả đánh giá đất đai cung cấp các thông tin về loại đất và các điều kiện tự nhiên đơn vị bản đồ đất cho việc lựa chọn kiểu sử dụng đất đai Huizing H. 1992 .Phân hạng đánh giá đất đai rất quan trọng trong tình trạng suy thoái dần những vùng đất thích hợp cho canh tác thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hoặc những vùng có điều kiện sinh thái mẫn cảm dễ bị hủy hoại Lê Đức và Trần Khắc Hiệp 2006 . Tân Phước là huyện của khu vực Đồng Tháp Mười vốn là vùng trũng phèn thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lợi từ sản xuất nông nghiệp. Phát triển cây dứa đã đem lại giá trị kinh tế cải thiện cuộc sống và góp phần thay đổi bộ mặt của địa phương. Tuy nhiên trước thực trạng chuyển đổi diện tích đất trồng lúa trồng tràm trồng khoai mỡ . sang trồng dứa một cách tự phát không được quy hoạch hệ thống các đê bao trồng dứa chưa được hoàn chỉnh dễ bị ngập lụt nên năng suất dứa thấp và gây ô nhiễm môi trường. Do vậy các kết quả đánh giá phân vùng thích hợp sinh thái cho cây dứa sẽ giúp tạo cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch phát triển bền vững và góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên đất trên địa bàn huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp thu thập số liệu điều tra khảo sát nghiên cứu thực địa Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và tổng hợp có chọn lọc các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.