tailieunhanh - Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Module TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất trình bày về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là một quá trình thu thập, phân tích và xử lí các thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS theo mục tiêu môn học (hoặc hoạt động) nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học (hoặc hoạt động) đó. Mời các bạn cùng tham khảo bài thu hoạch. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG . Độc lập Tự do Hạnh phúc BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN Module TH27 Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất Năm học . Họ và tên . Đơn vị . Quan niệm về đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học bằng nhận xét Đánh giá kết quả học tập của HS là một quá trình thu thập phân tích và xử lí các thông tin về kiến thức kĩ năng thái độ của HS theo mục tiêu môn học hoặc hoạt động nhằm đề xuất các giải pháp để thực hiện mục tiêu của môn học hoặc hoạt động đó. 1. Đánh giá bằng nhận xét . Đánh giá bằng nhận xét là gì Sử dụng các nhận xét được rút ra từ quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của HS theo những chuẩn tiêu chí cho trước mà GV đưa ra những phân tích hay phán đoán về học lực hạnh kiểm của các em. Đánh giá bằng nhận xét là hình thức đánh giá dựa trên nhận xét của GV nói về mức độ thành công chất lượng học tập đạt được của HS theo các tiêu chí đã được xác định từ trước. . Phân loại nhận xét a Dựa theo căn cứ xác lập có 2 kiểu Căn cứ trên tiêu chí học tập như kiến thức kỹ năng và thái độ của HS cần lĩnh hội mà lời nhận xét cho HS này thường có những nét riêng biệt khác với HS khác. Căn cứ trên những bài kiểm tra theo hướng trắc nghiệm chuẩn mực thì lời nhận xét của HS này có thể tương tự như lời nhận xét của em HS khác. b Dựa theo tính chất của nhận xét chúng ta có nhận xét cụ thể thể hiện tính cá nhân hóa và nhận xét khái quát. c Tác dụng của nhận xét đối với HS Động viên và hướng dẫn HS điều chỉnh việc học tập. Cụ thể Phải thực tế Phải cụ thể Phải kịp thời và nói thẳng không úp mở và cho những ý kiến hay cảm nghỉ riêng thay vì những lời nhận định đầy quyền uy. Phải nhạy cảm đối với những quan tâm mục đích hay cố gắng của HS không nên cho là HS sai hay không tốt mà cần cố gắng nhận biết mục đích mà các em thực hiện. Khuyến khích những điều các em làm được với những chứng cứ cụ thể Hướng dẫn các em cách thức khắc phục những điều mà các em chưa .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN