tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

Công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng là quá trình thường xuyên, liên tục và bao gồm nhiều bước đi, nhiều giai đoạn và trải qua nhiều thế hệ với kết quả là sau từng giai đoạn và qua mỗi thế hệ, năng suất và chất lượng của rừng trồng không ngừng được cải thiện và nâng cao. Mặt khác, do phần lớn các loài cây trồng rừng là cây lâu năm, lâu ra hoa kết quả và ngay trong cùng một loài, khả năng và chu kỳ ra quả cũng rất khác nhau, gây không ít khó khăn cho những người làm công tác nghiên cứu giống. | KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC GIỐNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Nguyễn Đức Kiên Phí Hồng Hải Hà Huy Thịnh Nguyễn Hoàng Nghĩa Lê Đình Khả Nguyễn Việt Cường Nghiêm Quỳnh Chi Đỗ Hữu Sơn Lê Sơn Phan Văn Thắng Nguyễn Tuấn Anh5 Nguyễn Hữu Sỹ Trần Đức Vượng Cấn Thị Lan Ngô Văn Chính Nguyễn Quốc Toản Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 5 Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy TÓM TẮT Trong giai đoạn 2011 - 2020 công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn cụ thể là đã chọn tạo và công nhận được 93 giống keo lai Keo lá tràm Keo tai tượng Keo lá liềm Bạch đàn uro bạch đàn lai và Mắc ca là giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Đặc biệt là có một số giống được tạo ra bằng công nghệ mới như công nghệ tạo giống đa bội và chọn lọc dựa trên các chỉ thị phân tử. Công nghệ chuyển gen đã bước đầu được nghiên cứu ứng dụng thành công trên Bạch đàn uro và Bạch đàn lai UP mở ra hướng nghiên cứu mới trong chọn tạo giống đặc biệt là tạo ra các giống có chất lượng gỗ tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh hại cũng như các điều kiện môi trường bất lợi. Song song với công tác chọn tạo giống hầu hết các giống được công nhận cho đến nay đã có quy trình nhân giống bằng công nghệ mô - hom ở quy mô phòng thí nghiệm và hoặc quy mô công nghiệp. Riêng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành đào tạo tập huấn chuyển giao công nghệ và giống gốc cho 15 cơ sở sản xuất để nhanh chóng phát triển giống vào sản xuất. Thông qua các dự án giống đã xây dựng được hơn 200 ha vườn giống các loài keo và bạch đàn có mức độ đa dạng di truyền cao và đã công nhận được hơn 30 vườn để cung cấp hạt cho sản xuất. Hạt giống từ các vườn giống được công nhận có sinh trưởng nhanh hơn hoặc tương đương với giống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.