tailieunhanh - Vua Quang Trung với chính sách thực thi bảo vệ chủ quyền biển đảo (1753-1792)

Bài viết đề cập đến những nội dung chính của quá trình thực thi bảo vệ chủ quyền biển đảo của vua Quang Trung. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức. | 54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5 159 . 2020 BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VUA QUANG TRUNG VỚI CHÍNH SÁCH THỰC THI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO 1753 - 1792 Nguyễn Thanh Minh 1. Hoàng đế Quang Trung Quang Trung Hoàng đế 1753-1792 miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ danh xưng khác là Bắc Bình Vương tên thật là Nguyễn Huệ sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là vị hoàng đế thứ hai của vương triều Tây Sơn sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho Quang Trung. Hoàng đế Quang Trung không những là một vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài ba có tầm nhìn xa trông rộng ông đã ban hành nhiều chính sách cải cách kinh tế xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam trong đó có chính sách và tầm nhìn về biển đảo. Nguyễn Huệ Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ được biết đến với tên gọi Tây Sơn tam kiệt là những nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh và lật đổ nhà Hậu Lê chấm dứt tình trạng chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của quân Xiêm trước sự cầu viện của Nguyễn Ánh từ phía Nam và quân Thanh trước sự cầu viện của vua Lê Chiêu Thống từ phía Bắc. Lịch sử ghi nhận bản thân vua Quang Trung đã cầm quân chiến đấu từ năm 18 tuổi trong 20 năm liền đã trải qua hàng chục trận đánh lớn và chưa hề thua một trận nào. Trong thời kỳ vua Quang Trung trị vì có nhiều đô đốc tài giỏi gắn liền với những trận đánh ác liệt để chống lại quân thù mà tên tuổi của họ đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như Võ Văn Dũng Đặng Xuân Bảo Nguyễn Văn Tuyết Nguyễn Văn Duệ Nguyễn Văn Lộc 1 Chính sách biển dưới triều đại Tây Sơn có nhiều nội dung quan trọng mang tính thời sự đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay của tổ quốc. Giới nghiên cứu khoa học lịch sử đều thống nhất cho rằng tài năng của vua Quang Trung thiên về một vị tướng cầm quân đánh trận nhưng thực ra vua Quang Trung cũng tỏ rõ tài năng cai trị đất nước trên cương vị của một