tailieunhanh - Giáo trình quản lí đất đai - Chương 2

Tham khảo tài liệu 'giáo trình quản lí đất đai - chương 2', kinh tế - quản lý, quản lý nhà nước phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA . SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA DƯỚI CHẾ ĐỘ CŨ . Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất dai ở nước ta trong thời kỳ đầu lập nước Khi người Việt cổ cùng sống chung trong một công xã nguyên thuỷ thì đất đai là của chung và đó chính là khởi thuỷ của ruộng đất công mọi người cùng làm cùng hưởng và cùng chung sức bảo vệ. Từ thời vua Hùng toàn bộ ruộng đất trong cả nước là của chung và cũng là của vua Hùng. Khi đất đai bị xâm phạm thì các vua Hùng tổ chức chống cự để bảo vệ và người dân phải thực hiện mệnh lệnh của vua. Những khái niệm sơ khai về sở hữu nhà vua được hình thành. Người dân có câu Đất của vua chùa của làng . . Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời kỳ phong kiến Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc hình thức sở hữu tối cao của chế độ phong kiến về ruộng đất chi phối xã hội Việt Nam. Nhà Đường áp dụng nhiều chính sách về đất đai để tạo nguồn thu nhập ổn định cho Nhà nước đô hộ như lập sở hộ khẩu và áp dụng chính sách tô dung điệu để thu thuế sau này được thay thế bằng phép lưỡng thuế Vũ Thị Phụng 1997 . Lúc này số người Hoa di cư sang nước ta ngày càng nhiều họ lập làng sống xen kẽ với người Việt và du nhập các hình thức ruộng đất từ quê sang. Một bộ phận ruộng đất của người Việt biến thành lộc điền của các quan chức đô hộ Tôn Gia Huyên 2000 . Ngay từ khi mới giành được độc lập tự chủ các Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập quyền sở hữu tối cao về đất đai thuộc nhà vua. Theo Trần Đức 1992 từ thời nhà Đinh đến Tiền Lê bắt đầu thực hiện một số chính sách đất đai nhằm khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước đảm bảo lợi ích kinh tế cho các quan tướng cao cấp nên đặc trưng của chính sách ruộng đất thời này là Hình thành một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của Nhà nước với tên ruộng tịch điền ruộng mà vua đặt chân vào cày để khuyến khích sản xuất nông nghiệp . Một số quan lại có công với triều đình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN