tailieunhanh - Nghiên cứu phản hồi về việc xây dựng mô hình “câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh mở rộng” của sinh viên năm nhất khoa Tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Bên cạnh “đọc chuyên sâu” (intensive reading) trong lớp học thì “đọc mở rộng” (extensive reading), loại hình đọc cho phép người học tiếp xúc với nguồn tài liệu đọc phong phú, thú vị (Robb, 2018), đóng vai trò không kém phần quan trọng bên ngoài phạm vi lớp học. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát phản hồi của sinh viên năm nhất về việc tham gia Câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh mở rộng trong 15 tuần. | NGHIÊN CỨU PHẢN HỒI VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH TIẾNG ANH MỞ RỘNG CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐẠI HỌC HUẾ Đoàn Ngọc Ái Phương Hoàng Thị Khánh Tâm Trường Đại Học Ngoại Ngữ Đại Học Huế Nhận bài 17 06 2020 Hoàn thành phản biện 23 07 2020 Duyệt đăng 25 08 2020 Tóm tắt Bên cạnh đọc chuyên sâu intensive reading trong lớp học thì đọc mở rộng extensive reading loại hình đọc cho phép người học tiếp xúc với nguồn tài liệu đọc phong phú thú vị Robb 2018 đóng vai trò không kém phần quan trọng bên ngoài phạm vi lớp học. Bài báo này trình bày kết quả khảo sát phản hồi của sinh viên năm nhất về việc tham gia Câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh mở rộng trong 15 tuần. Kết quả nghiên cứu từ việc phân tích dữ liệu thu thập thông qua bảng câu hỏi nhật ký phỏng vấn và quan sát cho thấy việc tham gia Câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh mở rộng có tác động tích cực đến khách thể nghiên cứu về mức độ hứng thú cũng như sự tiến bộ trong kỹ năng đọc. Từ khóa Đọc mở rộng phản hồi sinh viên năm nhất câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh mở rộng 1. Mở đầu Khi nói đến quá trình dạy và học ngôn ngữ sẽ thật phi lý nếu chúng ta phủ nhận vai trò quan trọng của kỹ năng đọc. Tuy nhiên có vẻ như đối với phần lớn sinh viên tiếng Anh đặc biệt là sinh viên năm nhất hoạt động đọc được cho là kém hấp dẫn nhất trong các lớp học thực hành tiếng. Sinh viên dành nhiều thời gian với các bài đọc giáo trình và tập trung làm các bài luyện tập để chuẩn bị cho các kì thi hơn là tìm hiểu các nguồn tài liệu đọc khác có thể khiến các em có động lực đọc. Do vậy tác giả nghiên cứu ấp ủ kế hoạch xây dựng một môi trường đọc không áp lực mà ở đó sinh viên hoàn toàn có thể thả mình vào những trang sách tiếng Anh với tâm thế thoải mái nhất để từ đó có thêm hứng thú với môn học. Thêm vào đó mặc dù ý tưởng xây dựng Câu lạc bộ đọc sách tiếng Anh dựa trên nền tảng đọc mở rộng extensive reading đã quá quen thuộc đối với nhiều nơi trên thế giới nhưng một mô hình tương tự ở Việt Nam vẫn còn chưa được
đang nạp các trang xem trước