tailieunhanh - Tìm hiểu một số danh xưng trong Phật giáo thời Lê qua tư liệu văn bia ở Bắc Ninh
Trong khi đọc văn bia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi thấy nhiều văn bia Phật giáo có ghi lại một số danh xưng mà ngày nay không thấy được sử dụng. Nhận thấy đây là vấn đề thú vị, trong bài viết cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin có liên quan đến các danh xưng đó, nhằm góp phần làm phong phú thêm kiến thức về Phật giáo nói riêng và về văn hóa Việt Nam nói chung. | 122 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 NGUYỄN QUANG KHẢI TÌM HIỂU MỘT SỐ DANH XƯNG TRONG PHẬT GIÁO THỜI LÊ QUA TƯ LIỆU VĂN BIA Ở BẮC NINH Dẫn nhập Trong khi đọc văn bia trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chúng tôi thấy nhiều văn bia Phật giáo có ghi lại một số danh xưng mà ngày nay không thấy được sử dụng. Nhận thấy đây là vấn đề thú vị trong bài viết này chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin có liên quan đến các danh xưng đó nhằm góp phần làm phong phú thêm kiến thức về Phật giáo nói riêng và về văn hóa Việt Nam nói chung. Các danh xưng của Phật tử Phật giáo thời Lê ở Bắc Ninh thấy phổ biến là Thiện sĩ Tri kỳ anh phủ sĩ Phủ sĩ Huyện sĩ Tổng sĩ Thái lão vãi Lão vãi . Những danh xưng trên đây không phải là tên người cũng không phải một loại chức vụ của các tăng sĩ trong Giáo hội Phật giáo mà chỉ có ở nam nữ tín đồ Phật tử. Những danh xưng trên ít thấy xuất hiện vào thời Nguyễn và từ năm 1945 đến nay hoàn toàn không thấy được sử dụng. 1. Về danh xưng Thiện sĩ Là người Việt Nam ở lửa tuổi trung niên trở lên có lẽ không ai là người không một lần xem vở chèo Quan Âm Thị Kính. Ngoài nhân vật trung tâm là tiểu Kính Tâm chúng ta còn thấy có nhiều nhân vật khác Mãng Ông Mãng Bà Sùng Ông Sùng Bà anh Nô Thị Mầu sư thầy các vị chức sắc trong làng và Thiện sĩ - chồng của Thị Kính. Lâu nay hầu hết người xem vở chèo này đều hiểu rằng Thiện sĩ là tên một nhân vật. Nhưng đọc một số văn bia thời Lê ở Bắc Ninh chúng tôi mới phát hiện ra rằng Thiện sĩ không phải là tên một con người mà là danh xưng để chỉ về người đàn ông có đức tính thiện với tư cách là một Phật tử của chùa làng. Điều này được thể hiện ở tình tiết sau chữ Thiện sĩ là họ tên tên tự tên hiệu của một người đàn ông. Cụ thể Tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Quang Khải. Tìm hiểu một số danh xưng trong Phật giáo 123 Văn bia Thiên Phúc Tự Bi tại đình thôn Đại Lâm xã Tam Đa huyện Yên Phong dựng năm Phúc Thái 6 1648 có ghi Thiện sĩ Lê Bá Minh tự Phúc Đức . Văn bia Thiên Phúc Tự Bi bản xã thập phương công đức ở đình làng Đại Lâm xã .
đang nạp các trang xem trước