tailieunhanh - Sổ tay Kỹ Thuật Thuỷ Lợi -Phần 1-Tập 1 -Chương 2

Phần 1: Cơ sở Kỹ thuật Thuỷ lợi. Tập 1: Toán học & Cơ kết cấu. Ngoại lực là lực tác dụng từ một vật thể nào đó hoặc từ môi trường xung quanh lên vật thể đang xét. | CHƯƠNG 2 - cơ KẾT ơẤư 129 Chương 2 co KẾT CẨU . NGOẠI Lực NỘI Lực ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG . Ngoại lực 1. Định nghĩa Ngoại lực là lực tác dụng từ một vật thể nào đó hoặc từ môi trường xung quanh lên vật thể đang xét. Ngoại lực bao gồm tải trọng và phản lực. Tải trọng là lực tác dụng lên vật thể mà đã biết trị số phương chiều và điểm đặt. 2. Liên kết và phản lực liên kết Trong kết cấu công trình thường sử dụng nhiều loại liên kết. Dưới tác dụng của tải trọng hoặc các tác động bên ngoài khác tại các liên kết xuất hiện phản lực liên kết. Dưới đây điểm qua một số liên kết và phản lực liên kết tương ứng thường gặp Liên kết đôi khớp đôi và phản lực của nó hình . Liên kết đơn khớp đơn và phản lực của nó hình . Liên kết ngàm và phản lực của nó hình . Liên kết ngàm trượt và phản lực của nó hình . Hình Liên kết và phản lực liên kết 130 sổ TAY KTTL PHAN 1 - cơ sở KỸ THUẬT THỦY LỢI TẬP 1 3. Phân loại tải trọng Theo tính chất tác dụng Tải trọng được phân thành tải trọng tĩnh và tải trọng động. Tải trọng tĩnh tác dụng lên vật thể không gây ra lực quán tính ngược lại tải trọng động tác dụng lên vật thể gây ra lực quán tính. Theo phương pháp truyền lực Tải trọng được phân thành tải trọng phân bố và tải trọng tập trung. Tải trọng phân bố là tải trọng truyền từ vật thể này sang vật thể khác qua một diện tích tiếp xúc còn tải trọng tập trung chỉ truyền qua một điểm tiếp xúc. Tải trọng phân bố lại được chia ra thành - Tải trọng phân bố thể tích có thứ nguyên Lực Chiều dài3 - Tải trọng phân bố mặt có thứ nguyên Lực Chiều dài2 - Tải trọng phân bố đường có thứ nguyên Lực Chiều dài . . Nội lực 1. Định nghĩa Nội lực là giá trị tâng thêm của lực liên kết giữa các phần tử trong vật thể để chống lại biến dạng do các tác động vào vật thể gây ra. Nội lực là lực phân bố bề mặt. 2. Cách xác định nội lực Để xác định nội lực thường dùng phương pháp mặt cắt tưởng tượng cắt đôi kết cấu ở vị trí muốn tính nội lực thay tác động của phần này lên phần kia .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN