tailieunhanh - Hiện trạng tính đa dạng thực vật tại tỉnh Bắc Kạn

Bài viết tiến hành xây dựng cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm nói riêng và hệ thực vật nói chung, việc nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật quý hiếm tại tỉnh Bắc Kạn là thực sự cần thiết. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 HIỆN TRẠNG TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Chí Hiểu Nguyễn Ngọc Nông Đỗ Thị Lan Dƣơng Minh Ngọc Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên Tỉnh Bắc Kạn với tổng diện tích tự nhiên 41 km2 chiếm 1 47 diện tích tự nhiên của cả nước. Tài nguyên rừng của tỉnh khá đa dạng và phong phú được coi là trung tâm bảo tồn nguồn gen thực vật của vùng Đông Bắc. Ngoài khả năng cung cấp gỗ tre nứa còn nhiều loại động vật thực vật đặc hữu và quý hiếm có giá trị cao. Về thực vật qua điều tra cho thấy tỉnh Bắc Kạn có 1791 loài thực vật trong đó có 300 loài gỗ 300 loài cây thuốc 52 loài đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Sự phong phú về các loài động thực vật và nguồn gen đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp và thủy sản tạo giống cây trồng vật nuôi cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nhiên liệu dược liệu. Tuy vậy trong những năm gần đây việc đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã làm cho diện tích rừng tự nhiên có chất lượng bị thu hẹp mục đích sử dụng đất bị chuyển đổi tài nguyên sinh vật bị khai thác quá mức nhiều giống mới du nhập vào tỉnh không được kiểm soát và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng ảnh hưởng tới đa dạng thực vật của tỉnh. Nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học để bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm nói riêng và hệ thực vật nói chung việc nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật quý hiếm tại tỉnh Bắc Kạn là thực sự cần thiết. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch ở tỉnh Bắc Kạn. 2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4 năm 2014 cho tới tháng 6 năm 2015. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thực vật Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn 2007 và Hoàng Chung 2008 . - Tuyến điều tra Để điều tra tính đa dạng thực vật hướng tuyến được .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN