tailieunhanh - Tình hình nhiễm ấu trùng sán lá máu gia cầm ở ốc nước ngọt ở Hà Nội

Bài viết tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá máu gia cầm ở ốc nước ngọt là cần thiết nhằm xác định được loài ốc đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh. Trên cơ sở đó có những biện pháp phòng trừ thích hợp. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 TÌNH HÌNH NHIỄM ẤU TRÙNG SÁN LÁ MÁU GIA CẦM Ở ỐC NƢỚC NGỌT Ở HÀ NỘI Bùi Thị Dung1 2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bệnh viêm da do ấu trùng cercaria của sán lá máu gia cầm là một dạng bệnh ngứa sau khi tiếp xúc với nguồn nước có mầm bệnh gây ra sau khi ấu trùng sán lá máu xâm nhập vào da. Vòng đời phát triển của sán lá máu gia cầm bao gồm hai vật chủ vật chủ chính gia cầm và người và vật chủ trung gian ốc nước ngọt . Vịt là vật chủ chính chủ yếu. Ngoài ra một số loài chim bói cá cũng được xác định là vật chủ chính của sán lá máu gia cầm. Người không phải là vật chủ thích hợp để ấu trùng sán lá máu gia cầm phát triển đến giai đoạn trưởng thành nhưng ấu trùng cercaria vẫn có thể xâm nhập qua da người và chết ngay sau khi xâm nhập Kolářová et al 2013 . Người nhiễm ấu trùng sán lá máu gia cầm khi tiếp xúc với nguồn nước có chứa mầm bệnh nơi mà ốc vật chủ trung gian phân bố. Các triệu chứng lâm sàng của viêm da do ấu trùng cercaria ở người là da sẩn ngứa phản ứng dị ứng nóng rát ngứa ran nổi mụn đỏ nhỏ xuất hiện và có thể phát triển thành mụn nước nhỏ. Nguy cơ bị viêm da do cercaria ở vùng nước nông là môi trường sống điển hình cho ốc vật chủ trung gian và sự tập trung ấu trùng cercaria. Phần lớn sán máu gia cầm được ký sinh ở ốc vật chủ trung gian thuộc bốn họ Lymnaeidae Physidae Planorbidae và Thiaridae Rao et al. 2007 Karamian et al. 2011 Jauhari amp Nongthombam 2014 Horak et al. 2015 Fakhar et al. 2016 . Chính vì vậy nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá máu gia cầm ở ốc nước ngọt là cần thiết nhằm xác định được loài ốc đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh. Trên cơ sở đó có những biện pháp phòng trừ thích hợp. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu xã Tự Nhiên xã Lê Lợi xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tín xã Viên An Thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN