tailieunhanh - Nghiên cứu giải thích pháp luật kinh nghiệm từ Cộng hòa Pháp

Giải thích pháp luật ở Việt Nam là một vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo bởi bất kì hệ thống pháp luật của quốc gia nào cũng phải cần có sự giải thích pháp luật. Bài viết nghiên cứu thực trạng giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay cũng như đưa ra các kiến nghị cho cơ chế giải thích pháp luật từ bài học kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp. | Hội thảo Khoa học Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế Luật Từ lí thuyết đến thực tiễn NGHIÊN CỨU GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT KINH NGHIỆM TỪ CỘNG HÒA PHÁP STUDY ON LEGAL INTERPRETATION EXPERIENCE FROM FRENCH REPUBLIC . Phan Nhật Thanh1 Tóm tắt Giải thích pháp luật ở Việt Nam là một vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo bởi bất kì hệ thống pháp luật của quốc gia nào cũng phải cần có sự giải thích pháp luật. Giải thích pháp luật phát sinh như một nhu cầu tất yếu bởi ngôn ngữ sử dụng trong văn bản pháp luật mang tính chuyên biệt cao và có thể tạo ra cách hiểu không thống nhất giữa chủ thể áp dụng chủ thể bị áp dụng và các chủ thể khác. Bên cạnh đó tình trạng có quá nhiều văn bản với nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành dẫn đến sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các quy phạm hay nội dung trong các văn bản. Hiện nay thuật ngữ giải thích pháp luật cũng chưa được hiểu một cách thống nhất. Giải thích pháp luật là giải thích các quy phạm trong các nguồn luật tập quán pháp tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật hay giải thích pháp luật là giải thích văn bản pháp luật Bài viết nghiên cứu thực trạng giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay cũng như đưa ra các kiến nghị cho cơ chế giải thích pháp luật từ bài học kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp. Từ khóa giải thích pháp luật văn bản pháp luật văn bản quy phạm pháp luật. 1. KHÁI QUÁT VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Có thể khẳng định rằng không có một hệ thống pháp luật của một quốc gia nào mà không cần đến sự giải thích. Điều này xuất phát từ ba nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất ngôn ngữ pháp lí sử dụng trong văn bản là ngôn ngữ mang tính chuyên biệt cao. Thứ hai việc hiểu và áp dụng pháp luật không phải lúc nào cũng có tính thống nhất giữa các chủ thể khác nhau. Thứ ba có quá nhiều văn bản pháp luật cùng song hành tồn tại dẫn đến sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các quy phạm hay nội dung trong các văn bản. Ngoài ra cũng cần lưu ý thuật ngữ sử dụng là giải thích pháp luật hay giải thích văn bản pháp luật hay giải thích luật. Nếu chúng ta sử dụng thuật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.