tailieunhanh - Quản trị tri thức đối với quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số

Nghiên cứu đã làm rõ được tầm quan trọng của quản trị tri thức đến quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang có những điều kiện tốt cho nền kinh tế số phát triển, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số. | QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ Đỗ Anh Đức 1 Tóm tắt Trong bối cảnh tri thức đã trở thành một sức mạnh quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu suất và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bất kỳ tổ chức nào Evers amp Gerke 2005 và quản trị tri thức đã trở thành xu hướng tất yếu của lịch sử. Nghiên cứu này hệ thống cơ sở lý luận về tri thức quản trị tri thức và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp làm rõ vai trò của quản trị tri thức đối với quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu đã làm rõ được tầm quan trọng của quản trị tri thức đến quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang có những điều kiện tốt cho nền kinh tế số phát triển qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế số. Từ khoá Quản trị Tri thức Nguồn nhân lực. 1. QUẢN TRỊ TRI THỨC . Tri thức Tri thức được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau và nó vẫn luôn được xem là một thuật ngữ trừu tượng. Ngay từ các thế kỷ trước các nhà triết học như Plato và Aristotle đã định nghĩa tri thức là niềm tin chân lý đã được xác thực . Nonaka và Takeuchi 1995 kế thừa và tiếp tục phát triển định nghĩa này với lập luận rằng niềm tin và sự cam kết là nguyên liệu chính tạo nên tri thức. Có tri thức hay sự hiểu biết đồng nghĩa với việc cá nhân có thể tham gia vào quy trình biến Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ 201 tri thức trở nên có ý nghĩa Spender 1996 bổ sung. Spender và Grant 1996 cho rằng tri thức có thể được nhìn nhận như là một thực thể entity đối tượng object hoặc nguồn lực của tổ chức. Zack 1999 Kogut và Zander 1992 nhìn nhận tri thức cũng có thể được nghiên cứu dưới góc độ là một quá trình process gắn với hoạt động. Pan và Scarbrough 1999 nghiên cứu thấy tri thức được tạo ra thông qua tương tác xã hội. Năm 1998 Davenport và Philip đã coi tri thức là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN