tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THCS - Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác si mét - sự nổi - Vật lí 8”

Sáng kiến với mục tiêu khai thác, sử dụng kênh hình dùng cho dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi- Vật lý 8”, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng tư liệu kênh hình phù hợp trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét - Sự nổi - Vật lý 8”. | SKKN Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét Sự nổi Vật lí 8 Phần 1 MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Để đào tạo con người phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu và thách thức trong quá trình đổi mới khoa học và kĩ thuật cần phải cải tiến và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học ngành học. Trong bộ môn khoa học và giáo dục dạy học là một quá trình sư phạm tổng thể là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh học sinh với học sinh và học sinh với tài liệu học tập nhằm tiếp thu và lĩnh hội những tri thức khoa học. Nhưng những phương pháp dạy học truyền thống hiện nay hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu lĩnh hội kiến thức cho học sinh đồng thời mang tính chất một chiều khô khan tạo ra cảm giác chán nản cho người học. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Đặc biệt là phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học. Vật lý là một bộ môn khoa học gắn liền với đời sống là tập hợp tất cả các mối quan hệ liên hệ và biểu hiện của sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Chính vì thế môn học này có nhiều đặc điểm phù hợp với phương pháp dạy học bằng hình ảnh. Trong chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét Sự nổi Vật lý 8 có đề cập đến nhiều các hiện tượng về sự nổi của các vật và các thí nghiệm mô tả các hiện tượng về sự nổi. Nhưng hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa và các sách tham khảo hiện nay chỉ chứa một số hình ảnh mô tả khái quát về các hiện tượng vật lý đó. Một số trường hợp ta chỉ ghi nhận được kết quả hiện tượng mà không quan sát được hiện tượng xảy ra như thế nào. Đặc biệt trong sách giáo khoa không thể có những video clip những hình ảnh động để mô tả cụ thể thí nghiệm và các hiện tượng quay của vật rắn. Việc giáo viên chỉ dùng lời nói thì học sinh rất khó hình dung việc tiếp thu bài của các em trở nên hạn chế. Ngoài những học sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN