tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Vật lý: Chế tạo, khảo sát tính chất quang và cấu trúc của vật liệu chứa đất hiếm Dy3+ và Sm3+

Mục tiêu của đề tài là chế tạo thủy tinh telluroborate (BT) pha tạp ion Dy3+ hoặc Eu3+; sử dụng ion Dy3+ và Eu3+ như đầu dò quang học để nghiên cứu các đặc điểm của môi trường cục bộ xung quanh ion RE3+ thông qua lý thuyêt JO và phổ phonon sideband (PSB), nghiên cứu các tính chất quang học của ion Dy3+ pha tạp trong thủy tinh BT; nghiên cứu quá trình truyền năng lượng và di trú năng lượng giữa các ion RE3+. | 1 MỞ ĐẦU Huỳnh quang từ các ion đất hiếm RE3 là một trong các hướng nghiên cứu phát triển mạnh và liên tục do các ứng dụng thực tế của chúng trong các lĩnh vực như huỳnh quang chiếu sáng khuếch đại quang laser Trong số các ion đất hiếm thì Dy3 được nghiên cứu khá nhiều cho các ứng dụng chiếu sáng thông tin quang học dưới biển laser rắn khuếch đại quang. Đặc biệt phổ huỳnh quang của Dy 3 xuất hiện hai dải phát xạ mạnh và khá đơn sắc có màu vàng yellow Y và xanh dương blue B đường nối hai dải này trong giản đồ tọa độ màu CIE đi qua vùng sáng trắng. Bằng việc điều chỉnh tỉ số cường độ huỳnh quang Y B thông qua điều chỉnh thành phần nền chúng ta có thể tạo ra vật liệu phát ánh sáng trắng. Thủy tinh borat là vật liệu đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian dài. Nhược điểm của thủy tinh borat tinh khiết là độ bền hóa rất thấp năng lượng phonon cao cỡ 1500 cm-1 điều này làm tăng quá trình phục hồi đa phonon dẫn đến làm giảm hiệu suất phát quang của vật liệu. Oxit TeO 2 có năng lượng phonon cỡ 750 cm-1 và có độ bền cơ-hóa cao. Việc thêm TeO2 vào thủy tinh borat sẽ tạo thành thủy tinh hỗn hợp có độ bền hóa cao đồng thời giảm năng lượng phonon do đó hiệu suất phát quang tăng lên. Do các ưu điểm của thủy tinh hỗn hợp B2O3-TeO2 cũng vai trò quan trọng của của ion Dy3 trong lĩnh vực quang học nên đã có nhiều nghiên cứu về tính chất quang của ion Dy3 trong các nền với hai thành phần chính là B2O3 và TeO2. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ như độ chính xác của việc áp dụng lý thuyết JO với ion Dy3 và ảnh hưởng của oxit B2O3 lên cấu trúc của thủy tinh hỗn hợp B2O3- TeO2. Tại Việt Nam trong những năm gần đây một số tác giả đã thực hiện các nghiên cứu tính chất quang của RE3 theo lý thuyết JO. Đặc biệt trong luận án tiến sĩ của mình tác giả Phan Văn Độ đã sử dụng lý thuyết JO để tính các thông số phát xạ Dy 3 trong thủy tinh B2O3-TeO2-Al2O3-Na2O-Li2O là vật liệu khá giống với vật liệu được sử dụng trong luận án này. Tuy nhiên đây mới chỉ là các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.