tailieunhanh - Sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử nhìn từ hình tượng nhân vật hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ trong hai tác phẩm: Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác) và gió lửa (Nam Dao)

Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu, tưởng tượng để mỗi câu chuyện, nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động, không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là “tấm gương” phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Bài viết trình bày sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn. | VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT SỰ THẬT VÀ HƯ CẤU TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NHÌN TỪ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ TRONG HAI TÁC PHẨM SÔNG CÔN MÙA LŨ NGUYỄN MỘNG GIÁC VÀ GIÓ LỬA NAM DAO ĐỖ THỊ THU THỦY Tóm tắt Một trong những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử nhìn từ phương pháp sáng tác là sự kết hợp giữa tính chân thực khách quan của lịch sử với khả năng hư cấu tưởng tượng để mỗi câu chuyện nhân vật hiện lên trong tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật sống động không chỉ là hình ảnh thuộc về quá khứ mà còn là tấm gương phản chiếu những vấn đề hiện tồn của con người và đời sống xã hội. Là một anh hùng dân tộc sự nghiệp chính trị gắn liền với triều đại Tây Sơn và giai đoạn bão táp của lịch sử những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Quang Trung - Nguyễn Huệ trở thành nhân vật trong một số tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ trung đại đến hiện đại trong đó đáng kể nhất là hai tác phẩm Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và Gió lửa của Nam Dao. Phân tích mối tương quan giữa yếu tố thuộc về sự thật lịch sử và tưởng tượng hư cấu trong cách nhìn cách miêu tả về nhân vật này bài viết khẳng định sự vận động tư duy tiểu thuyết lịch sử cũng như sự đa dạng của phong cách cá nhân trong sáng tác văn học Việt Nam sau 1975. Từ khóa Sự thật hư cấu tiểu thuyết lịch sử Quang Trung - Nguyễn Huệ Sông Côn mùa lũ Gió lửa Abstract One of the characteristics of historical fiction seen from the creation method is the combination of the objective truthfulness of history and the possibility of fiction and imagination so that each story and character appears in the work as a perfect whole of living art not only an image of the past but also a mirror reflecting existing problems of human and social activities. As a national hero the political career associated with the Tay Son dynasty and the stormy period of the history of the late eighteenth and early nineteenth centuries Quang Trung - Nguyen Hue became a character in several Vietnamese historical novels from the medieval to the

TỪ KHÓA LIÊN QUAN