tailieunhanh - Triết lí giáo dục khai phóng trong phát triển chương trình đào tạo đại học: Kinh nghiệm một trường cao đẳng hoa kì và gợi ý cho các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam
Bài viết đề cập đến sự trỗi dậy và tính cấp thiết của giáo dục khai phóng trong bối cảnh toàn cầu và đưa ra các định nghĩa về giáo dục khai phóng và đặc điểm của nó. Thứ hai, bài viết khẳng định và phân tích về việc mọi sinh viên đều phù hợp để tiếp nhận nền giáo dục khai phóng. Thứ ba, bài viết thuật lại kinh nghiệm về phát triển giáo dục khai phóng của trường cao đẳng Hiram ở Hoa Kì. | 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRIẾT LÍ GIÁO DỤC KHAI PHÓNG TRONG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH NGHIỆM MỘT TRƯỜNG CAO ĐẲNG HOA KÌ VÀ GỢI Ý CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thế Cường1 Nguyễn Đăng Trung2 Nguyễn Quang Hòa3 1 Đại học Nam Queensland - Úc 2Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 3 Trung tâm xử lí dữ liệu Công ty BKAV Tóm tắt Bài tham luận này trình bày về triết lí của giáo dục khai phóng trong phát triển chương trình đào tạo đại học. Mở đầu bài viết đề cập đến sự trỗi dậy và tính cấp thiết của giáo dục khai phóng trong bối cảnh toàn cầu và đưa ra các định nghĩa về giáo dục khai phóng và đặc điểm của nó. Thứ hai bài viết khẳng định và phân tích về việc mọi sinh viên đều phù hợp để tiếp nhận nền giáo dục khai phóng. Thứ ba bài viết thuật lại kinh nghiệm về phát triển giáo dục khai phóng của trường cao đẳng Hiram ở Hoa Kì. Tiếp đó bài viết lí giải vì sao giáo dục khai phóng lại phù hợp với các nước đang phát triển cũng như phân tích những trở ngại mà giáo dục khai phóng đang gặp phải. Cuối cùng bài viết đưa ra một số gợi ý cho việc áp dụng triết lí của giáo dục khai phóng vào chương trình đào tạo đại học của các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa Triết lí giáo dục Giáo dục khai phóng chương trình đào tạo đại học. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Đăng Trung Email ndtrung@ 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây giáo dục khai phóng bắt đầu trỗi dậy như một nền giáo dục với sự nhận thức rộng rãi nhằm tạo ra những sinh viên tốt nghiệp được giáo dục tốt có nhiều kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau và có khả năng suy nghĩ độc lập. Giáo dục khai phóng không chuẩn bị cho sinh viên tham gia một công việc hoặc một nghề nghiệp cụ thể mà xây dựng năng lực của sinh viên cho phù hợp với một loạt các khả năng để thực hiện nhiều công việc trong các ngành nghề đa dạng để làm gia tăng tính thực tiễn trong nền kinh tế tri thức ở thế kỉ XXI Altbach 2014 . .
đang nạp các trang xem trước