tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài khu hệ nấm lớn tại Vườn Quốc gia Cát Bà

Bài viết cung cấp một số kết quả nghiên cứu về thành phần loài khu hệ nấm lớn tại VQG Cát Bà được tiến hành từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, trong đó khảo sát thực địa tiến hành vào tháng 6 và tháng 10/2012 (tổng số 28 ngày). | Nghiên cứu khoa học công nghệ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ NẤM LỚN TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ PHẠM THỊ HÀ GIANG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm lớn có vai trò rất quan trọng trong các chu trình vật chất năng lượng của các hệ sinh thái tự nhiên là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng hay nguồn dược liệu quý kể cả nấm độc 2 6 . Mặt khác nhiều loài nấm sống hoại sinh ảnh hưởng tiêu cực đến các công trình xây dựng có nguồn gốc từ gỗ gây thiệt hại nghiêm trọng 7 . Ở Việt Nam các nghiên cứu về nấm lớn được tiến hành từ năm 1953. Phạm Hoàng Hộ là người Việt Nam đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu về nấm với công trình Cây cỏ miền Nam Việt Nam 4 trong đó mô tả sơ bộ 48 chi 31 loài nấm. Hiện nay việc nghiên cứu về nấm đã được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm 1 2 6 8 . Ngoài những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài các tác giả đi sâu theo hướng nhân nuôi chiết tách các hoạt chất để làm dược liệu. Nhiều loài nấm có giá trị làm thực phẩm đã được nghiên cứu. Tuy vậy các nghiên cứu thành phần loài nấm ở rừng Việt Nam còn ít nhiều Vườn Quốc gia VQG và Khu bảo tồn còn bị bỏ ngỏ nhất là các khu hệ có tính chất đảo trong đó có VQG Cát Bà. VQG Cát Bà thuộc Thành phố Hải Phòng có tổng diện tích bảo vệ ha gồm đất rừng và mặt nước trong đó thảm thực vật chính của vườn là rừng mưa nhiệt đới thường xanh với một số kiểu rừng phụ rừng trên núi đá vôi rừng ngập nước nội địa rừng ngập mặn duyên hải . Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành nên sự phong phú của khu hệ động thực vật VQG Cát Bà. Bài báo cung cấp một số kết quả nghiên cứu về thành phần loài khu hệ nấm lớn tại VQG Cát Bà được tiến hành từ tháng 6 2012 đến tháng 6 2013 trong đó khảo sát thực địa tiến hành vào tháng 6 và tháng 10 2012 tổng số 28 ngày . II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Phương pháp điều tra khảo sát thực địa - Thực hiện điều tra theo sinh cảnh. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu căn cứ vào điều kiện địa hình thổ nhưỡng và đặc điểm của thảm thực vật chúng tôi chia thành 4 sinh cảnh đặc trưng Rừng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN