tailieunhanh - Khảo sát tình trạng nhiễm giáp xác chân tơ Octolasmis warwickii ngoại ký sinh trên ghẹ xanh Portunus pelagicus ở vùng biển Khánh Hòa và Phú Yên

Bài viết này trình bày tình trạng nhiễm O. warwickii trên ghẹ xanh ở Khánh Hòa và Phú Yên thông qua số liệu về tỷ lệ và mật độ nhiễm. Đồng thời, sử dụng các phép thống kê để so sánh mức độ nhiễm giữa hai khu vực nghiên cứu, giữa ghẹ đực và ghẹ cái, giữa ghẹ thuộc các nhóm kích thước khác nhau. | Nghiên cứu khoa học công nghệ KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHIỄM GIÁP XÁC CHÂN TƠ Octolasmis warwickii NGOẠI KÝ SINH TRÊN GHẸ XANH Portunus pelagicus Ở VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA VÀ PHÚ YÊN LÊ THỊ KIỀU OANH 1 ĐẶNG THÚY BÌNH 2 TRẦN QUANG SÁNG 2 1. MỞ ĐẦU Ghẹ xanh Portunus pelagicus Linnaeus 1758 phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương và Địa Trung Hải 6 . Đây là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng và tính thương mại cao 4 . Chúng còn là đối tượng nuôi lý tưởng với sự phát triển nhanh thích nghi tốt 13 . Ở Việt Nam ghẹ xanh có mặt ở khắp các vùng biển ven bờ đến hải đảo và được nuôi ở một số vùng như Quảng Ninh Hải Phòng Nam Định và Đồng bằng sông Cửu Long 3 . Octolasmis warwickii là loài đầu tiên thuộc giống Octolasmis 8 . Chúng được phát hiện ký sinh trên nhiều loài giáp xác mười chân rắn sam biển ở các vùng biển khác nhau như Singapore 9 Thái Lan 10 Malaysia 15 Ấn Độ Australia 7 . O. warwickii ký sinh trên phần vỏ cứng như Mai càng các chân bò chân bơi và phần miệng của vật chủ và sẽ bị loại bỏ khi vật chủ lột xác 7 . Tuy nhiên khi chúng xuất hiện với số lượng lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình di chuyển vận động và có thể dẫn đến tử vong ở vật chủ 15 . Tại Việt Nam đã có một vài báo cáo đề cập đến loài Octolasmis warwickii ký sinh trên ghẹ xanh ở vùng biển Khánh Hòa. Trong đó nghiên cứu của Lê Văn Yên về các bệnh phổ biển trên một số loài cua ghẹ đã ghi nhận hiện tượng ghẹ xanh bị nhiễm O. warwickii 1 . Tiếp đó nghiên cứu của Phạm Nguyễn Hậu đã bổ sung thêm những số liệu về tỷ lệ nhiễm mật độ nhiễm loài ngoại ký sinh này 2 . Việc bổ sung thêm dẫn liệu về Octolasmis ký sinh trên ghẹ xanh tại Việt Nam nhằm góp phần cho việc xác định và hạn chế các tác hại do giáp xác chân tơ ký sinh gây ra trong quá trình nuôi ghẹ xanh là cần thiết. Bài báo này trình bày tình trạng nhiễm O. warwickii trên ghẹ xanh ở Khánh Hòa và Phú Yên thông qua số liệu về tỷ lệ và mật độ nhiễm. Đồng thời sử dụng các phép thống kê để so sánh mức độ nhiễm giữa hai khu vực nghiên cứu giữa ghẹ đực và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.