tailieunhanh - Ý nghĩa lịch sử “ngọn lửa” Thích Quảng Đức qua một số tài liệu trong nước và quốc tế

Bằng những tư liệu lịch sử, bài viết làm rõ ý nghĩa lịch sử cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức (11/6/1963) đối với cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2018 35 LÊ CUNG Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC QUA MỘT SỐ TÀI LIỆU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ Tóm tắt Ngay khi cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 bắt đầu giới lãnh đạo Phật giáo đã khẳng định Phương pháp đấu tranh là bất bạo động. Trong suốt cuộc vận động 7 5 1963 - 01 11 1963 phương pháp bất bạo động đã được Tăng Ni Phật tử tuân thủ và vận dụng tối đa trong đó ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Hòa thượng Thích Quảng Đức được xem là tiêu biểu nhất. Bằng những tư liệu lịch sử bài viết làm rõ ý nghĩa lịch sử cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức 11 6 1963 đối với cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963. Từ khóa Cuộc vận động Phật giáo Thích Quảng Đức bất bạo động năm 1963. Dấu ấn cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam năm 1963 trong dòng lịch sử dân tộc nói chung lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng có thể lý giải với nhiều lập luận song điều quán xuyến xuyên suốt và cốt lõi là ở chỗ cuộc vận động đã vận dụng tối đa phương pháp bất bạo động trong đó ngọn lửa Thích Quảng Đức 11 6 1963 được xem là tiêu biểu nhất. Hòa thượng Thích Quảng Đức thế danh là Lâm Văn Tuất sinh năm 1897 tại làng Hội Khánh huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình có bảy anh chị em thân phụ là cụ Lâm Hữu Ứng và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nương. Năm bảy tuổi Lâm Văn Tuất được Hòa thượng Hoằng Thâm vừa là bổn sư vừa là cậu ruột nhận làm con chính thức nên lấy tên là Nguyễn Văn Khiết. Sau đó Nguyễn Văn Khiết xuất gia pháp danh Thị Thủy pháp tự Hành Pháp. Năm 15 Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế. Ngày nhận bài 26 4 2018 Ngày biên tập 7 5 2018 Ngày duyệt đăng 18 5 2018. 36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2018 tuổi thọ giới Sa Di năm 20 tuổi thọ Tỳ Kheo giới lấy pháp hiệu Quảng Đức. Thọ giới xong Ngài vào một ngọn núi ở Ninh Hòa phát nguyện tịnh tu ba năm. Sau lần tịnh tu này Ngài đi khắp Miền Trung để hoằng pháp. Năm 1932 Ngài được bổ nhiệm làm chức kiểm tăng tại Chi hội Phật giáo Ninh Hòa sau đó nhận nhiệm vụ kiểm tăng tỉnh Khánh Hòa. Suốt .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN