tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 7 - ThS. Phạm Xuân Trường

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở" với mục tiêu giúp người học phân tích được lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế; phân tích được cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái; tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo. | BÀI 7 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC Phân tích được lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế các hạn chế thương mại quốc tế. Phân tích được cán cân thanh toán quốc tế tỷ giá hối đoái. Chỉ ra được tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo. 2 NỘI DUNG BÀI HỌC Lý thuyết về lợi thế so sánh và Xu hướng hạn chế thương mại xu hướng tự do hóa thương quốc tế mại quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái Tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau 3 . LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH VÀ XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Lý thuyết về lợi thế so sánh Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế 4 . LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH Lợi thế tuyệt đối Quốc gia A được coi là có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B khi sản xuất sản phẩm X nếu năng suất lao động của quốc gia A lớn hơn quốc gia B trong việc sản xuất sản phẩm X hoặc chi phí sản xuất sản phẩm X của quốc gia A nhỏ hơn quốc gia B. Ví dụ Số lượng sản phẩm làm ra trong 1 giờ Quốc gia A Quốc gia B Sản phẩm X 5 8 Sản phẩm Y 10 3 Theo ví dụ quốc gia A có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất sản phẩm Y 10 gt 3 và quốc gia B có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất sản phẩm X 8 gt 5 . 5 . LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH tiếp theo Dựa trên lợi thế tuyệt đối quốc gia A nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất Y quốc gia B nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất X. Sau đó hai nước tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau A xuất khẩu Y nhập khẩu X B xuất khẩu X nhập khẩu Y . Kết quả là hai nước đều có khả năng tiêu dùng ở điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất. 6 . LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH tiếp theo Lợi thế so sánh Quốc gia A được coi là có lợi thế so sánh so với quốc gia B khi sản xuất sản phẩm X nếu chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở quốc gia A nhỏ hơn chi phí cơ hội để sản .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.