tailieunhanh - Bài giảng Kinh tế vi mô: Bài 3 - TS. Phan Thế Công

"Bài giảng Kinh tế vi mô - Bài 3: Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng" trình bày xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng; mô hình toán để xác định lựa chọn tiêu dùng cá nhân nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi ích; mối quan hệ giữa cân bằng tiêu dùng và đường cầu cá nhân; tác động thu nhập và tác động của giá cả đến sự lựa chọn tiêu dùng cá nhân. | KINH TẾ VI MÔ Giảng viên TS. Phan Thế Công 1 BÀI 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Giảng viên TS. Phan Thế Công 2 MỤC TIÊU CỦA BÀI Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn của người tiêu dùng. Tiếp cận được mô hình toán để xác định lựa chọn tiêu dùng cá nhân nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi ích. Giải thích được mối quan hệ giữa cân bằng tiêu dùng và đường cầu cá nhân. Phân tích được tác động thu nhập và tác động của giá cả đến sự lựa chọn tiêu dùng cá nhân. 3 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học này người học phải có kiến thức ở đại số và hình học trung học phổ thông. 4 HƯỚNG DẪN HỌC Đọc giáo trình trước lúc nghe giảng. Sử dụng tốt các phương pháp và công cụ trong kinh tế học bao gồm kiến thức đại số và hình học lớp 12 để phân tích và nghiên cứu bài học. Thực hành thường xuyên và liên tục các bài tập vận dụng để hiểu được lý thuyết và bài tập thực hành. 5 CẤU TRÚC NỘI DUNG Sở thích của người tiêu dùng và đường bàng quan Sự ràng buộc về ngân sách của người tiêu dùng Lựa chọn dùng tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng Cầu cá nhân và cầu thị trường 6 . SỞ THÍCH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐƯỜNG BÀNG QUAN . Một số giả thiết . Lợi ích độ thỏa cơ bản về hành vi của dụng và lợi ích cận biên người tiêu dùng độ thỏa dụng cận biên . Tỷ lệ thay thế . Đường bàng quan cận biên trong tiêu dùng . Một số trường hợp đặc biệt của đường bàng quan 7 . MỘT SỐ GIẢ THIẾT CƠ BẢN VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Sở thích hoàn chỉnh Người tiêu dùng luôn sắp xếp được các giỏ hàng theo thứ tự ưa thích. Sở thích có tính chất bắc cầu Nếu A được ưa thích hơn B và B được ưa thích hơn C A được ưa thích hơn C. Người tiêu dùng luôn thích nhiều hơn là thích ít. 8 . LỢI ÍCH ĐỘ THỎA DỤNG VÀ LỢI ÍCH CẬN BIÊN ĐỘ THỎA DỤNG CẬN BIÊN Khái niệm lợi ích và tổng lợi ích Lợi ích chỉ sự hài lòng thỏa mãn khi tiêu dùng hàng hóa .