tailieunhanh - Bản lĩnh chính trị, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1930 1938 và ý nghĩa đối với việc giáo dục bản lĩnh chính trị cho sinh viên sư phạm

Qua nghiên cứu và giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, người viết nhận thấy, việc làm sáng tỏ bản lĩnh chính trị, tư tưởng của Người trong giai đoạn này là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong việc giáo dục, rèn luyện cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập hiện nay. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014 Vol. 59 No. 6BC pp. 322-328 This paper is available online at http BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1930 - 1938 VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Nguyễn Thị Thanh Tùng Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong hành trình từ 1890 đến 1969 giai đoạn hoạt động cách mạng từ 1930 đến 1938 là một giai đoạn lịch sử đầy biến động với dân tộc Việt Nam nói chung và với cá nhân Nguyễn Ái Quốc nói riêng. Qua nghiên cứu và giảng dạy học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh người viết nhận thấy việc làm sáng tỏ bản lĩnh chính trị tư tưởng của Người trong giai đoạn này là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong việc giáo dục rèn luyện cho sinh viên sư phạm trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập hiện nay. Từ khóa Đạo đức Hồ Chí Minh bản lĩnh chính trị tấm gương. 1. Mở đầu Đầu năm 1930 Nguyễn Ái Quốc chủ động từ Xiêm Thái Lan trở về Hương Cảng tức Hồng Công Trung Quốc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Những tưởng đây là sự kiện bắt đầu cho một giai đoạn hoạt động cách mạng sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc sau bao năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước cứu dân. Tuy nhiên năm 1930 lại là mốc báo hiệu những bão táp khó khăn dồn dập đến với người chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - giai đoạn vượt qua khó khăn thử thách kiên trì giữ vững lập trường cách mạng 1 42 . Trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt động yêu nước và đấu tranh cách mạng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong thập niên 30 của thế kỉ XX. Tiêu biểu phải kể đến công trình Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản 1920-1943 do tác giả Lê Văn Tích chủ biên đề cập tới mối quan hệ giữa Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản công trình tập thể của nhiều tác giả Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hoá do Uỷ ban Khoa học xã hội Việt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.