tailieunhanh - Kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam về quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập

Bài viết trình bày kinh nghiệm quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập (NCL) của các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Cộng hòa Pháp. Điểm chung của các nước trong phát triển giáo dục phổ thông NCL là: Các trường phổ thông NCL ở tất cả các quốc gia đều hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước; chương trình giảng dạy đều thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục; tài chính nhìn chung đều được hỗ trợ từ Chính phủ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI Social Science 2018 Vol. 63 Iss. 2A pp. 214-223 This paper is available online at http KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày kinh nghiệm quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập NCL của các nước Thái Lan Hàn Quốc Trung Quốc và Cộng hòa Pháp. Điểm chung của các nước trong phát triển giáo dục phổ thông NCL là a Các trường phổ thông NCL ở tất cả các quốc gia đều hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước b Chương trình giảng dạy đều thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục c Tài chính nhìn chung đều được hỗ trợ từ Chính phủ. Trên cơ sở những kinh nghiệm này bài viết rút ra những bài học cho giáo dục phổ thông NCL ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ khóa Trường phổ thông ngoài công lập chương trình giảng dạy quản lý giáo dục kinh nghiệm quốc tế. 1. Mở đầu Trường dân lập và tư thục gọi chung là trường ngoài công lập là các trường không được nhà nước đỡ đầu. Loại hình trường này luôn song hành cùng trường công lập và có vai trò quan trọng trong nền giáo dục. Nó góp phần hỗ trợ cho giáo dục công lập đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội chia sẻ gánh nặng đầu tư của nhà nước. Nhiều công trình trên thế giới đã chứng minh điều này 4 . Ở các nước tiên tiến như Anh Mỹ Pháp Đức . . . trường NCL là bộ phận không phải đa số nhưng lại có vị trí quan trọng trong giáo dục. Ở nước Anh 50 sinh viên các trường danh tiếng như Oxford Cambrigde là những sinh viên đến từ các trường tư. Trường tư cũng là nơi đào tạo các nhân tài các nhà chính trị nhà quân sự . . . dành riêng cho giới thượng lưu và trung lưu 3 . Trung Quốc cũng đã có những chuyển biến lớn về mô hình trường tư thục. Sự quản lí của nhà nước đối với các trường tư đang ngày càng được xúc tiến theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để loại hình này được phát triển giúp họ tự chủ về nhiều mặt trong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN