tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam

Bài viết tập trung vào một số nội dung cơ bản: Khái niệm trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; một số thông tin nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ và trung tâm hỗ trợ trên thế giới; tại sao nước ta lại xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta giai đoạn hiện nay. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI Educational Sci. 2015 Vol. 60 No. 6BC pp. 260-267 This paper is available online at http NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Nguyễn Đức Hữu Vụ Giáo dục Tiểu học Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập là xu thế tất yếu của tất cả quốc gia trên thế giới. Song ở mỗi nước giáo dục hòa nhập được tiến hành theo các phương thức cũng như các giai đoạn khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam với mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được coi là yếu tố góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chất lượng giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Bài viết tập trung vào một số nội dung cơ bản i Khái niệm trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ii Một số thông tin nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ và trung tâm hỗ trợ trên thế giới iii Tại sao nước ta lại xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập iv Một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta giai đoạn hiện nay. Từ khóa Giáo dục hòa nhập giáo dục chuyên biệt hỗ trợ người khuyết tật trung tâm hỗ trợ. 1. Mở đầu Từ thập kỉ 60 70 của thế kỉ XX thế giới đã có nhiều phong trào về quyền của người khuyết tật NKT . Sang thập kỉ 80 90 có những cam kết toàn cầu về sự bình đẳng cơ hội của NKT . Các tuyên bố tuyên ngôn quốc tế đã lần lượt ra đời ghi nhận quyền của NKT về cơ hội bình đẳng giáo dục. Hiệp ước Quốc tế các quyền Kinh tế Xã hội và Văn hoá 1966 đề cập đến nguyên tắc công bằng nhấn mạnh đến trách nhiệm của các Chính phủ trong việc đảm bảo cho mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục với một chất lượng có thể chấp nhận. Hiệp ước chỉ rõ Quyền được giáo dục là một điều tiên quyết để phát triển con người và cơ bản cho phẩm chất con người. Tất cả mọi người không kể là có khả năng lĩnh hội học tập hay không đều có quyền được hưởng một nền giáo dục. Các trích dẫn trong tuyên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN