tailieunhanh - Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 2 – Cao Bé Em

"Bài giảng Tiếng Việt Thực hành: Chương 2" thông tin đến người học các kiến thức khái quát về văn bản, giao tiếp và văn bản, khái niệm và các đặc trưng cơ bản của văn bản; các loại văn bản. Để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng. | I. GIAO TIẾP VÀ VĂN BẢN. Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người và con người trong xã hội ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin nhận thức tư tưởng tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ sự ứng xử thái độ của con người đối với con người và đối với những vấn đề cần giao tiếp. - Phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người là ngôn ngữ - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra theo hai quá trình Phát nhận người nói viết tạo lập người nghe đọc lĩnh hội - Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu tác động chi phối của các nhân tố Nhân vật giao tiếp Nội dung giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp Mục đích giao tiếp Cách thức giao tiếp II. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN. 1. Khái niệm Nhìn chung các nhà ngôn ngữ học hiện nay đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn bản khác nhau cụ thể - Sách Tiếng Việt 9 chỉnh lí quan niệm Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nó là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. - Nguyễn Đức Dân quan niệm Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời nhằm một mục đích nhất định Chuyển một nội dung hoàn chỉnh cần thông báo thành câu chữ. - Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết Nguyễn Văn Hiệp Mỗi văn bản có thể xem là một tập hợp các câu được tổ chức xoay quanh một chủ đề nào đó nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định. Tóm lại Văn bản được hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mang tính chỉnh thể ở dạng viết nói thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung hoàn chỉnh về hình thức có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. 2. Các đặc trưng cơ bản của văn bản - Tính trọn vẹn về nội dung. thống nhất về đề tài chủ đề - Tính hoàn chỉnh về hình thức. Kết cấu hay cấu trúc văn bản thường gồm 4 phần Đầu đề tiêu đề tựa đề nhan đề Mở đầu đặt vấn đề Phần chính giải quyết vấn đề Kết kết thúc vấn đề - Tính liên kết chặt chẽ mạch lạc. mạng lưới liên hệ về logic và ngữ nghĩa giữa các câu đoạn phần - Hướng tới .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN