tailieunhanh - Phê bình văn học Lê Tuyên và triết lý hiện sinh Camus
Bài viết xuất phát từ thực tế rằng Lê Tuyên rất thường xuyên nhắc đến và trích dẫn Albert Camus, thậm chí có nhiều bài viết giới thiệu, tổng kết về tư tưởng của triết gia người Pháp này, chúng tôi muốn khám phá và phân tích mối liên hệ đặc biệt giữa Lê Tuyên và Camus, từ đó hiểu rõ hơn tinh thần hiện sinh của phê bình văn học Lê Tuyên. Chúng tôi đã thử tiến hành một phép so sánh giữa triết lý hiện sinh Camus với quan niệm về cuộc đời và con người của Lê Tuyên được trình bày trong các trước tác phê bình văn học của ông. | Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Khoa học Xã hội và Nhân văn 4 2 376-386 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu Phê bình văn học Lê Tuyên và triết lý hiện sinh Camus Nguyễn Đình Minh Khuê TÓM TẮT Lê Tuyên là một trong những gương mặt đáng chú ý của phê bình văn học miền Nam giai đoạn 1954 1975. Nói đến Lê Tuyên người ta thường nhắc đến trước hết một lối phê bình độc đáo Use your smartphone to scan this tựa trên nền tảng triết học hiện tượng luận mà nhất là lối phân tích mơ mộng và những tưởng QR code and download this article tượng thi ca kiểu Bachelard. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng phê bình văn học Lê Tuyên còn mang chứa những tầng sâu quan niệm khác mà một trong số đó là tinh thần hiện sinh lúc bàng bạc lúc hiển hiện rõ nét. Trong bài viết này xuất phát từ thực tế rằng Lê Tuyên rất thường xuyên nhắc đến và trích dẫn Albert Camus thậm chí có nhiều bài viết giới thiệu tổng kết về tư tưởng của triết gia người Pháp này chúng tôi muốn khám phá và phân tích mối liên hệ đặc biệt giữa Lê Tuyên và Camus từ đó hiểu rõ hơn tinh thần hiện sinh của phê bình văn học Lê Tuyên. Chúng tôi đã thử tiến hành một phép so sánh giữa triết lý hiện sinh Camus với quan niệm về cuộc đời và con người của Lê Tuyên được trình bày trong các trước tác phê bình văn học của ông. Theo chúng tôi có hai nét tương đồng chính như sau. Thứ nhất cả Camus và Lê Tuyên đều hết sức quan tâm đến việc khám phá và phân tích những tình thế phi lý của con người. Cả hai ông cùng đồng tình rằng phi lý không phải là bản chất của cuộc đời mà là một cảm nghiệm phát sinh từ mối liên hệ bất như ý giữa con người với đời sống. Thứ hai khi nghiên cứu sự phản kháng trước phi lý của các nhân vật nổi bật của văn chương hậu kỳ trung đại Việt Nam cũng giống như Camus Lê Tuyên phê phán những hy vọng hão huyền những đức tin siêu hình những hành động chống đối trong vô minh nhưng ca ngợi những con người biết đối thoại với đời hiểu được cuộc đời và minh định được sự hiện hữu của mình trong đời. Từ khoá Lê Tuyên phê
đang nạp các trang xem trước