tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng rong biển Ulva prolifera như là nhân tố lọc sinh học để giảm thiểu chất thải nitrogen trong hệ thống nuôi cá cam Nhật Bản (Seriolla quinqueradiata)

Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, kéo theo đó các hệ lụy từ nguồn nước thải đang gây tác động không nhỏ đến môi trường. Nhận thức được vấn đề này, nhiều phương pháp nuôi thủy sản mới đang được ứng dụng rộng rãi để tái sử dụng nguồn nước đồng thời giảm thiểu lượng nước thải vào môi trường và qua đó giải quyết vấn đề tích lũy của nitrogen trong môi trường nước. | VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG RONG BIỂN Ulva prolifera NHƯ LÀ NHÂN TỐ LỌC SINH HỌC ĐỂ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI NITROGEN TRONG HỆ THỐNG NUÔI CÁ CAM NHẬT BẢN Seriolla quinqueradiata Lê Ngọc Hạnh1 Toshiro Masumoto2 TÓM TẮT Ngành nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển một cách nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo đó các hệ lụy từ nguồn nước thải đang gây tác động không nhỏ đến môi trường. Nhận thức được vấn đề này nhiều phương pháp nuôi thủy sản mới đang được ứng dụng rộng rãi để tái sử dụng nguồn nước đồng thời giảm thiểu lượng nước thải vào môi trường và qua đó giải quyết vấn đề tích lũy của nitrogen trong môi trường nước. Một trong những giải pháp được đánh giá có thể mang lại nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản là mô hình nuôi kết hợp với các loài rong hoặc tảo biển. Rong biển Ulva prolifera . Muller 1778 được báo cáo rằng có thể phát triển mạnh mẽ trong môi trường giàu dinh dưỡng và có khả năng hấp thụ hiệu quả nguồn dinh dưỡng tích lũy trong nước. Trong nghiên cứu này rong biển được sử dụng như là một vật liệu lọc sinh học kết hợp với hệ thống nuôi khép kín nhằm giảm thiểu nitrogen trong nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện được mục tiêu này hai thí nghiệm liên tục đã được thực hiện. Ở thí nghiệm thứ nhất hai hệ thống nuôi khép kín quy mô pilot đã được thiết kế và lắp đặt để đánh giá hiệu quả ứng dụng của rong biển. Mỗi hệ thống bao gồm bể nuôi cá 800L bể lắng 900L và bể nuôi rong biển 200L tổng thể tích của mỗi hệ thống là . Kết quả thu được cho thấy với việc bổ sung rong biển như là vật liệu lọc sinh học trong hệ thống nuôi có hiệu quả giảm thiểu đáng kể lượng ammonia thải ra từ cá. Tuy nhiên việc ứng dụng một cách tối ưu lượng rong biển trong hệ thống nuôi khép kín cũng như hiệu quả kinh tế kết hợp vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Ở thí nghiệm thứ hai các mật độ rong biển khác nhau đã được thử nghiệm để tìm ra mật độ tối ưu khi ứng dụng loại rong biển này trong hệ thống nuôi. Qua đó sáu mật độ rong biển đã được thử .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN