tailieunhanh - Dạy học tương tác trong một số chủ đề toán học ở trường trung học phổ thông

Trong chương trình của bộ môn Toán ở trường Trung học Phổ thông có nhiều nội dung phù hợp cho dạy học tương tác. Trong bài viết này các tác giả đã vận dụng lí thuyết dạy học tương tác vào bài dạy với nội dung "vận dụng các phép biến hình đã học trong giải quyết bài toán liên quan". | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DẠY HOC TƯƠNG TÁC TRONG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . Trường . . . E-mail Tóm tắt. Dạy học tương tác có thể coi là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các đối tượng học sinh HS giáo viên GV môi trường và nội dung kiến thức nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học đã xác định. Khi tiến hành dạy học tương tác cần theo các bước chuẩn bị tìm hiểu thăm dò đặt câu hỏi lựa chọn câu hỏi để khám phá báo cáo kết quả khám phá đánh giá. Ngoài ra để vận dụng được lí thuyết tương tác trong dạy học theo chúng tôi cần đảm bảo các nguyên tắc đúng mục tiêu bài học tính chính xác tính sư phạm và tính khả thi. Trong chương trình của bộ môn Toán ở trường Trung học Phổ thông có nhiều nội dung phù hợp cho dạy học tương tác. Trong bài báo này chúng tôi vận dụng lí thuyết dạy học tương tác vào bài dạy với nội dung quot vận dụng các phép biến hình đã học trong giải quyết bài toán liên quan quot . Từ khóa Dạy học tương tác phép biến hình GSP trong dạy học. 1. Mở đầu Nghiên cứu về quan hệ tương tác giữa các yếu tố của HĐ dạy và học đã được đề cập từ rất sớm trong lịch sử giáo dục của nhân loại. Khổng Tử 551 - 479 TCN hay Socrate 469 - TCN đã tỏ thái độ hết sức trân trọng đối với người thầy giáo và đề cao vai trò tích cực chủ động trong học tập của người học khi mô tả HĐ dạy học. Các nhà giáo dục Liên Xô như . Savin . Ilina . Babanxki . . . và các nhà giáo dục Việt Nam như Nguyễn Bá Kim Nguyễn Hữu Châu Đào Tam . đã đánh giá tính chất nhiều nhân tố trong quá trình dạy học Dạy - Nội dung - Học khẳng định mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố. Tuy nhiên vẫn chưa bao quát hết chức năng và cấu trúc của từng yếu tố chưa nêu rõ được cơ chế tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học nên chưa có tác dụng phát huy hết tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy học. Guy Brouseau Claude Comiti và nhiều tác giả đã đưa thêm yếu tố môi trường vào trong HĐ dạy học và từ đó cấu trúc HĐ dạy học gồm bốn nhân tố ra đời người

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.