tailieunhanh - Phương pháp tích hợp giảng dạy tiếng và dạy văn hóa qua kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt thực hành cho sinh viên cử tuyển dự bị

Thực tế giảng dạy sinh viên cử tuyển những năm gần đây ở các trường Đại học sư phạm và Đại học Quốc gia cho thấy: Dạy ngôn ngữ nói chung (Tiếng Việt thực hành nói riêng) và dạy Cơ sở văn hóa Việt Nam có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu xác định đúng đắn mối quan hệ này, việc giảng dạy có thể tránh được những khó khăn do sự bất đồng văn hóa và phát huy được mặt thuận lợi của nó. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012 Vol. 57 No. 4 pp. 114-119 PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIẢNG DẠY TIẾNG VÀ DẠY VĂN HÓA QUA KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN CỬ TUYỂN DỰ BỊ Lê Thị Tuyết Hạnh Học viện Quản lí Giáo dục E-mail letuyethanhnguyen@ Tóm tắt. Thực tế giảng dạy sinh viên cử tuyển những năm gần đây ở các trường Đại học sư phạm và Đại học Quốc gia cho thấy Dạy ngôn ngữ nói chung Tiếng Việt thực hành nói riêng và dạy Cơ sở văn hóa Việt Nam có mối liên quan mật thiết với nhau. Nếu xác định đúng đắn mối quan hệ này việc giảng dạy có thể tránh được những khó khăn do sự bất đồng văn hóa và phát huy được mặt thuận lợi của nó tận dụng khả năng rèn luyện cung cấp tri thức kỹ năng tổng hợp cho sinh viên tạo sự hấp dẫn và hiệu quả cao hơn cho người học. Điều đó càng góp phần khẳng định quan điểm Dạy học phải sát đối tượng mới có phương pháp phù hợp hiệu quả. Từ khóa Tích hợp giảng dạy Tiếng Việt thực hành giáo dục văn hóa tri thức - kĩ năng tổng hợp. 1. Mở đầu Trong những năm học vừa qua do tính liên ngành của bộ môn ngoài việc giảng dạy cơ sở văn hóa Việt Nam chúng tôi Học viện Quản lí Giáo dục còn được phân công giảng dạy tiếng Việt thực hành cho khối dự bị cử tuyển. Đó là lớp học bao gồm sinh viên các dân tộc miền núi thuộc cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Dao Tày Mường Thái . . . từ Lào Cai Yên Bái ở phía Bắc đến Gia Lai Kon Tum ở phía Nam. Với sinh viên cử tuyển dạy để có kỹ năng nói và viết tiếng Việt tốt chính là rèn luyện tiếng mẹ đẻ thứ hai cho họ - thứ tiếng mà họ đã được học từ lâu có hiểu biết khá nhiều song vẫn còn nhiều bất cập. Như vậy quá trình học tiếng Việt cũng là quá trình diễn ra trong sự giao thoa văn hóa giữa văn hóa Việt và văn hóa các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam. Thực tế giảng dạy càng khẳng định rõ thêm điều đó có một số lỗi lặp đi lặp lại ở một số kiểu câu lỗi dùng từ trong cách nói cách viết của các học sinh người dân tộc thiểu số. Điều đó đặt ra vấn đề để giúp sinh viên người dân tộc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN