tailieunhanh - Sự tương đồng và khác biệt giữa thức thứ tám trong duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học

Bài viết phân tích bản chất của Duy thức học, bản chất của Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo; đồng thời xem xét sự tương đồng và khác biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học. Các phương pháp trị liệu như liên tưởng tự do và thiền cũng được đề cập tới và phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận về Duy thức học và Phân tâm học. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012 Vol. 57 No. 5 pp. 85-92 SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA THỨC THỨ TÁM TRONG DUY THỨCHỌC PHẬT GIÁO VỚI VÔ THỨC TRONG PHÂN TÂM HỌC Phan Văn Trung Chùa Trung Hậu - xã Tiền Phong - Huyện Mê Linh - Hà Nội E-mail thichviendinh1@ Tóm tắt. Bài viết phân tích bản chất của Duy thức học bản chất của Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo đồng thời xem xét sự tương đồng và khác biệt giữa Thức thứ tám trong Duy thức học Phật giáo với vô thức trong Phân tâm học. Các phương pháp trị liệu như liên tưởng tự do và thiền cũng được đề cập tới và phân tích so sánh dựa trên cơ sở lý luận về Duy thức học và Phân tâm học. Từ khóa Duy thức học thức thứ tám phân tâm học. 1. Mở đầu Phật giáo xuất hiện cách đây trên 2500 năm tại Ấn Độ cổ. Ngày nay Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới không chỉ về số lượng tín đồ mà còn thể hiện ở sức ảnh hưởng mạnh mẽ sâu sắc của hệ thống triết học - tâm lí học đồ sộ trong đó có tư tưởng Duy thức được hình thành từ các Đại luận sư trứ danh Mã Minh Long Thọ đến Vô Trước Thế Thân Huyền Trang . Duy thức học là Tâm lí học trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo Đại thừa và ngày nay là một tông phái lớn của Phật giáo miền Bắc Ấn và các nước Trung Quốc Nhật Bản Triều Tiên Việt Nam. Duy thức học là môn học phân tích sự vận động của tâm lí con người cá nhân trong cuộc sống và trong tu luyện. Theo đó hoạt động tâm lí được cấu trúc thành ba tầng tám thức - Tầng thứ nhất là các nhận thức giác quan gồm 5 thức theo thứ tự Nhãn thức thức thứ nhất Nhĩ thức Thức thứ hai Tỵ thức khứu giác - thứ ba Thiệt thức vị giác- thứ tư Thân thức xúc giác - thứ năm . - Tầng thứ hai nhận thức chủ thể được gọi là thức thứ sáu hay ý thức. - Tầng thứ ba cội nguồn và động lực của tất cả các thức nêu trên được gọi là thức thứ tám hay A - lại - da thức. Giữa thức thứ sáu và thức thứ tám tồn tại thức trung gian được gọi là thức thứ bảy hay Mạt na thức. Trong tám thức Thức thứ tám là căn bản là kho tàng ký ức là động lực sống đà sống nó .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN