tailieunhanh - Thực trạng xung đột tâm lí của học sinh trung học cơ sở trong quan hệ với cha mẹ

Các nguyên nhân chủ yếu gây xung đột là do cha mẹ chưa thực sự hiểu được những biến đổi về tâm, sinh lí của con; sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa cha mẹ và con; bầu không khí tâm lí trong gia đình . HS có một số cách giải quyết xung đột với cha mẹ song cách thức thông qua dịch vụ trợ giúp về tâm lí, giáo dục là hiệu quả và đáng tin cậy hơn dường như còn xa lạ với HS THCS. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012 Vol. 57 No. 5 pp. 108-115 THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT TÂM LÍ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG QUAN HỆ VỚI CHA MẸ Đỗ Thị Hạnh Phúc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đặng Thị Mai Hiên Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Email dohanhphuc@ Tóm tắt. Xung đột tâm lí trong quan hệ với cha mẹ chưa phải là hiện tượng phổ biến nhưng đã xuất hiện ở học sinh HS Trung học cơ sở THCS . Xung đột này diễn ra nhiều hơn trong các lĩnh vực thói quen sinh hoạt trong giao tiếp ứng xử. của HS. Các nguyên nhân chủ yếu gây xung đột là do cha mẹ chưa thực sự hiểu được những biến đổi về tâm sinh lí của con sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa cha mẹ và con bầu không khí tâm lí trong gia đình. HS có một số cách giải quyết xung đột với cha mẹ song cách thức thông qua dịch vụ trợ giúp về tâm lí giáo dục là hiệu quả và đáng tin cậy hơn dường như còn xa lạ với HS THCS. Từ khóa Xung đột tâm lí quan hệ học sinh. 1. Đặt vấn đề Lứa tuổi HS THCS có một vị trí đặc biệt với tính phức tạp và tầm quan trọng trong quá trình hình thành phát triển nhân cách của trẻ em. Giai đoạn này ý thức và tự ý thức rất phát triển tính tích cực xã hội tăng lên trong bản thân mỗi em đều xuất hiện một cảm giác mới lạ - cảm giác mình đã trở thành người lớn do sự phát triển của cơ thể và trí tuệ đem lại. Chính mâu thuẫn giữa nhu cầu vươn lên làm người lớn với địa vị thực tế có thể tạo nên sự khủng hoảng tâm lí và làm cho tâm lí của thiếu niên có những nét khác biệt so với các lứa tuổi khác. Về phía cha mẹ luôn nghĩ rằng mình hiểu con hơn bất cứ ai nhưng sự thay đổi của chúng thường diễn ra quá nhanh khiến các bậc cha mẹ chưa hiểu kịp hoặc không tiếp nhận thực tại độc lập của con mình nên thường có thói quen điều khiển và kiểm soát con như thời con còn nhỏ. Điều này đã tạo ra một khoảng cách tâm lí nhất định giữa hai thế hệ đặc biệt trong xã hội hiện đại. Ở một số gia đình thường xảy ra những cuộc đụng chạm la mắng. từ phía cha mẹ còn đứa con thì chống đối lại bằng cách không hợp tác và tìm cách .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN