tailieunhanh - Tác động của chiến tranh Việt Nam đối với việc Mĩ triển khai hoạt động “Ngoại giao tam giác” với Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn 1969-1972

Những cơ sở nào để chiến tranh Việt Nam có thể trở thành một nhân tố tác động tới việc triển khai hoạt động “ngoại giao tam giác” của Mĩ với Liên Xô và Trung Quốc trong giai đoạn 1969 – 1972, và nó đã có tác động cụ thể như thế nào? Đó là những vấn đề cơ bản bài viết này muốn làm sáng tỏ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2011 Vol. 56 No. 2 pp. 18-26 TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH VIỆT NAM ĐỐI VỚI VIỆC MĨ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO TAM GIÁC VỚI LIÊN XÔ VÀ TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1969-1972 Phạm Thị Thu Hương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Chiến tranh Việt Nam 1954-1975 không chỉ là cuộc kháng chiến chống Mĩ giải phóng và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam mà còn là bộ phận điển hình của cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai cường quốc Xô Mĩ trong nửa cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên cuộc chiến này không hoàn toàn bị chi phối bởi các nước lớn theo quy luật thường thấy trong quan hệ quốc tế. Ở một chừng mực nhất định cuộc chiến đã có tác động mạnh mẽ đến chiến lược và chính sách của các nước lớn. Đặc biệt trong quá trình Mĩ triển khai hoạt động ngoại giao tam giác với Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn 1969 1972 chuyển từ quan hệ đối đầu gay gắt sang quan hệ hoà dịu chiến tranh Việt Nam đã đóng vai trò như là một động lực và chất xúc tác quan trọng mặc dù sự đảo chiều của các mối quan hệ này thực tế chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Vậy những cơ sở nào để chiến tranh Việt Nam có thể trở thành một nhân tố tác động tới việc triển khai hoạt động ngoại giao tam giác của Mĩ với Liên Xô và Trung Quốc trong giai đoạn 1969 1972 và nó đã có tác động cụ thể như thế nào Đó là những vấn đề cơ bản bài viết này muốn làm sáng tỏ. 2. Nội dung nghiên cứu . Khái quát về sự thiết lập quan hệ ngoại giao tam giác Mĩ - Xô - Trung đến năm 1972 Quan hệ ngoại giao tam giác là mối quan hệ tay ba với đặc thù quan hệ giữa hai chủ thể này có ảnh hưởng đến hoặc bị ảnh hưởng bởi quan hệ của một trong hai chủ thể đó với chủ thể thứ ba còn lại. Điều này xuất phát từ sự tồn tại đồng thời các quan hệ vừa đối đầu vừa hợp tác lại vừa kiềm chế lẫn nhau giữa các chủ thể. Trong quan hệ ngoại giao tam giác Mĩ Xô - Trung Mĩ và Liên Xô là hai lực lượng cũ vốn là hai cực của Chiến tranh Lạnh hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Còn Trung Quốc đại diện cho lực lượng thứ ba

TỪ KHÓA LIÊN QUAN