tailieunhanh - Địa giới hành chính và cư dân làng Vị Hoàng (Nam Định) thế kỉ XIX qua các nguồn tư liệu

Trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Bảo tàng tỉnh Nam Định, tư liệu hồi cố, tư liệu thu thập trong quá trình điền dã, bài viết tập trung vào vấn đề địa giới hành chính và cư dân làng Vị Hoàng ở thế kỉ XIX | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. 2011 Vol. 56 No. 2 pp. 9-17 ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ CƯ DÂN LÀNG VỊ HOÀNG NAM ĐỊNH THẾ KỈ XIX QUA CÁC NGUỒN TƯ LIỆU Trần Thị Thái Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Đã từ lâu làng Việt cổ trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của lịch sử mà còn của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn trong cuộc hành trình đi tìm lời giải đáp cho sức sống trường tồn của dân tộc Việt cho bản sắc văn hoá dân tộc và những truyền thống tốt đẹp được xây đắp gìn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Vị Hoàng của Nam Định là một làng có lịch sử lâu đời. Được hình thành và tồn tại vào khoảng thế kỉ XIII và cho đến giữa thế kỉ XX làng Vị Hoàng đã hoàn toàn hoà nhập vào thành phố Nam Định con sông Vị Hoàng chảy qua làng cũng bị bồi nông rồi lấp hẳn không để lại dấu vết. Cho đến ngày nay rất ít ai kể cả những người sinh ra và lớn lên trên quê hương Nam Định biết được rằng bên dòng sông này từ thời Trần đã từng có quân doanh Vị Hoàng kho lương Vị Hoàng và rồi cả một đô thị Vị Hoàng sầm uất ở thế kỉ XVII XVIII cùng thời với Phố Hiến Hội An Thăng Long - Kẻ Chợ. Cái tên Vị Hoàng bây giờ chỉ còn được dùng để đặt tên cho một phường một khách sạn một câu lạc bộ thơ. . . Bởi vậy việc tìm hiểu và phục dựng lại những nét đặc trưng của làng Vị Hoàng trên các mặt như xác định rõ phạm vi địa vực dân cư đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá. . . là để hiểu rõ hơn sâu sắc hơn các yếu tố nội sinh và ngoại sinh đã làm nên một đô thị Vị Hoàng rồi thành Nam Nam Định trong lịch sử từ đó nhận diện chính xác và đầy đủ lịch sử đất nước. Cơ sở để tiến hành công tác khảo sát nghiên cứu này xuất phát từ thực tế đó là toàn bộ khu vực phố cổ của thành phố Nam Định đều nằm trên đất trước kia thuộc về làng Vị Hoàng. Trên cơ sở khai thác triệt để nguồn tư liệu Hán Nôm lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Viện nghiên cứu Hán Nôm Bảo tàng tỉnh Nam Định tư liệu hồi cố tư liệu thu thập trong quá trình điền dã bài viết tập trung vào vấn đề địa giới hành chính và cư dân làng Vị

TỪ KHÓA LIÊN QUAN