tailieunhanh - Các khu sinh học (Biome) ở dưới nước

Các khu sinh học (Biome) ở dưới nước chiếm 73% tổng diện tích (71% là đại dương và 2% là nước ngọt) và chiếm trên 97% tổng khối lượng nước của trái đất. Phân biệt giữa nước ngọt và nước biển là độ muối NaCl của nước. | Các khu sinh học Biome ở dưới nước chiếm 73 tổng diện tích 71 là đại dương và 2 là nước ngọt và chiếm trên 97 tổng khối lượng nước của trái đất. Phân biệt giữa nước ngọt và nước biển là độ muối NaCl của nước. Nước ngọt có độ muối thấp hơn 0 50 00 còn nước biển chính thức có độ muối 30 - 32 - 400 00 giữa nước ngọt và nước biển là nước lợ. Nước có độ muối trên 400 00 là quá mặn đặc trưng cho những hồ ven biển ở nơi có khí hậu khô hạn và ở Biển Chết. 1. Các hệ sinh thái dòng chảy Trên đại lục các dòng chảy cùng với lưu vực của chúng hình thành nên các vùng ngập nước quan trọng và những châu thô màu mỡ. Hơn nữa khi sông đô vào các vùng biển có thuỷ triều còn tạo nên các hệ sinh thái cửa sông Estuary giàu tiềm năng vào bậc nhất. Trên lục địa những hệ thống sông lớn phải kể đến là sông Missisipi ở Bắc Mỹ Amazone ở Nam Mỹ sông Nil và Congô ở châu Phi sông Volga ở châu Âu Sông Hằng Hà Hoàng Hà Dương Tử Cửu Long ở châu Á. Đặc trưng chính của các hệ sông này là r 1 1 -L V 4. Ầ 1 Ấ nước luôn luôn vận động điêu kiện sông trong sông luôn luôn biến động theo mùa nước cạn và nước lũ. Sinh vật sống trong sông suối là các loài thích nghi với điều kiện nước chảy giàu oxy tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa các quần xã phân bố ở những phần khác nhau của dòng chảy thượng lưu trung lưu và hạ lưu. Nhìn chung sinh giới trong sông suối nghèo. Đa dạng sinh học và sản lượng các loài tăng theo hướng từ thượng nguồn xuống hạ lưu từ giữa dòng vào bờ. Sông suối là con đường giao lưu giữa lục địa - biển không chỉ cho các loài di cư sông - biển biển - sông mà còn là hành lang xâm nhập của các nhóm sinh vật biển vào nước ngọt trong quá khứ và hiện tại góp phần vào sự hình thành khu hệ động vật nước ngọt nhất là các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN