tailieunhanh - Luật số 102/2016/QH13

Luật số 102/2016/QH13 quy định về Luật trẻ em được dựa trên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trình bày những quy định chung; quyền và bổn phận của trẻ em; chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảo vệ trẻ em; trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em . | QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số 102 2016 QH13 --------------- LUẬT TRẺ EM Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội ban hành Luật trẻ em. Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quyền bổn phận của trẻ em nguyên tắc biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em trách nhiệm của cơ quan tổ chức cơ sở giáo dục gia đình cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Điều 3. Đối tượng áp dụng Cơ quan nhà nước tổ chức chính trị tổ chức chính trị - xã hội tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp tổ chức xã hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp tổ chức kinh tế đơn vị sự nghiệp đơn vị vũ trang nhân dân cơ sở giáo dục gia đình công dân Việt Nam cơ quan tổ chức quốc tế tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam sau đây gọi chung là cơ quan tổ chức cơ sở giáo dục gia đình cá nhân . Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn lành mạnh phòng ngừa ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 2. Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất trí tuệ tinh thần đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em. 3. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức gia đình cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ mẹ đẻ trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai thảm họa xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. 4. Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em bao gồm người giám hộ của trẻ em người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha mẹ của trẻ em cấp dưỡng chăm sóc bảo vệ trẻ em. 5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất tình cảm tâm lý

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.