tailieunhanh - Đánh giá đa dạng di truyền tập đoàn lúa mùa nổi bằng chỉ thị SSR

Với mục tiêu đánh giá nguồn gen của quần thể lúa mùa nổi hiện nay để phục vụ cho các kế hoạch lai tạo và chọn lọc trong thời gian tới, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 46 dòng lúa mùa nổi bằng 20 chỉ thị phân tử SSR. Kết quả đánh giá được phân nhóm bằng phương pháp UPGMA cho thấy quần thể lúa mùa nổi có độ đa dạng với mức khác biệt di truyền nhỏ hơn 30%. Qua đó đã phân nhóm di truyền quần thể lúa mùa trong nghiên cứu thành 4 nhóm lớn với khác biệt di truyền tổng thể giữa các nhóm là 27%. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho mục đích bảo tồn và lai tạo. | Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 3 112 2020 ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN TẬP ĐOÀN LÚA MÙA NỔI BẰNG CHỈ THỊ SSR Nguyễn Thị Thanh Xuân1 Nguyễn Chí Thành1 2 Phạm Văn Quang1 Lê Hữu Phước1 Lê Thanh Phong1 TÓM TẮT Lúa mùa nổi là một quần thể lúa phát triển trong điền kiện nước nổi đã tồn tại trong một thời gian dài trong vùng tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên lúa mùa nổi đang bị suy thoái nguồn gen và mất dần do sự chuyển đổi điều kiện canh tác. Với mục tiêu đánh giá nguồn gen của quần thể lúa mùa nổi hiện nay để phục vụ cho các kế hoạch lai tạo và chọn lọc trong thời gian tới nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 46 dòng lúa mùa nổi bằng 20 chỉ thị phân tử SSR. Kết quả đánh giá được phân nhóm bằng phương pháp UPGMA cho thấy quần thể lúa mùa nổi có độ đa dạng với mức khác biệt di truyền nhỏ hơn 30 . Qua đó đã phân nhóm di truyền quần thể lúa mùa trong nghiên cứu thành 4 nhóm lớn với khác biệt di truyền tổng thể giữa các nhóm là 27 . Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho mục đích bảo tồn và lai tạo. Từ khóa Lúa mùa nổi đa dạng SSR An Giang I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kể từ cuộc cách mạng xanh vào thập niên 1960 . Vật liệu nghiên cứu hầu hết các chương trình lai tạo lúa đều tập trung vào Bốn mươi bốn dòng lúa mùa nổi được sưu tầm ở việc phát triển các giống lúa có năng suất cao hoặc hai huyện Chợ Mới và Tri Tôn của tỉnh An Giang và một vài tính trạng chính về phẩm chất. Các giống 2 giống lúa mùa được nhận từ Ngân hàng gen Quốc lúa đặc sản của địa phương mang nhiều gen quý gia của Trung tâm Tài nguyên thực vật là Nàng Pha nhưng có năng suất thấp đã không được ưu tiên đưa và Tây Bông Sen. Ký hiệu các dòng lúa T_QS01 vào sản xuất. Chính điều này dẫn đến sự thu hẹp về T_QS02 T_QS04 T_QS05 T_QS06 T_QS08 T_QS09 mặt đa dạng di truyền có nhiều giống lúa chất lượng T_QS14 T_QS19 T_QS21 T_QS22 T_QS23 T_QS24 địa phương đã không còn trong sản xuất thậm chí T_QS26 T_QS28 T_QS29 T_QS31 T_QS33 T_QS36 bị mất nguồn gen .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN