tailieunhanh - ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN SINH HỌC KHỐI B NĂM 2008 - MÃ ĐỀ 253

Tham khảo tài liệu 'đề chính thức môn sinh học khối b năm 2008 - mã đề 253', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi SINH HỌC khối B ĐÊ CHN Í Thờigian làm bài 90 phút. Đề thi có 07 trang Mã đề thi 253 Họ tên thí sinh . Số báo danh . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 43 câu từ câu 1 đến câu 43 Câu 1 Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. Câu 2 Năm 1953 S. Milơ S. Miller thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh A. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất. B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự nhiên. Câu 3 Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở A. số lượng cá thể và mật độ cá thể. B. tần số alen và tần số kiểu gen. C. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. D. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. Câu 4 Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền A. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. B. là phân tử ARN mạch kép dạng vòng. C. là phân tử ADN mạch thẳng. D. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. Câu 5 Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn đặc .